Các nhà khoa học ở miền nam Ấn Độ cho hay họ đã tìm thấy một “kho” gồm hơn 100 quả trứng khủng long hoá thạch, có niên đại khoảng 65 triệu năm.
“Kho báu” đã được phát hiện ra khi nhóm các nhà khoa học đang xác định vị trí để khai quật một lòng sông cổ ở bang Tamil Nadu.
Khi đào sâu xuống, họ đã thấy tầng tầng lớp lớp những vật giống như là trứng khủng long hoá thạch. Sau đó họ đã gửi ảnh và mẫu tới nhiều trường đại học khác nhau và những trường này khẳng định đó là trứng khủng long.
Mỗi quả trứng có kích thước bằng một trái bóng, đường kính khoảng từ 13-23cm, nằm lẫn trong những hố cát.
Trưởng nhóm các nhà khoa học trên, ông MU Ramkumar, cho hay phát hiện đóng vai trò rất quan trọng, có thể giúp giải đáp những bí ẩn về sự tồn tại của loài khủng long.
“Điều quan trọng nữa là chúng tôi thu được trầm tích tro núi lửa trên các quả trứng, cho thấy hoạt động núi lửa có thể là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng”.
Khủng long Sauropod nổi tiếng với thân hình đồ sộ. |
Các nhà khoa học tin rằng những quả trứng này là của loài khủng long ăn lá cây khá hiền lành Sauropod. Đây là loài khủng long khổng lồ, ăn lá cây, có bốn chân, thân hình đồ sộ, cổ và đuôi dài, nhưng đầu nhỏ và não cũng khá nhỏ. Tàn tích của chúng đã được tìm thấy trên mọi lục địa, trong đó có cả Nam Cực.
Trứng khủng lòng lần đầu tiên được một nhà địa chất người Anh tìm thấy cũng ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ vào những năm 1860. Những năm 1990, một quả trứng khủng long khác cũng được tìm thấy ở một nhà máy của bang này.
(Theo Dân trí)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com