Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện mới về sức mạnh của rồng Komodo

Một nghiên cứu theo nhóm của Bryan Fry (Đại học Melbourne - Úc) chỉ ra rằng chất độc của rồng Komodo không phải do những vi khuẩn chứa trong nước bọt của chúng mà là do chúng tự sản xuất từ những tuyến phức tạp dưới hàm của mình.
 

Rồng Komodo là loại động vật ăn thịt sở hữu những nọc độc đáng sợ.

Loài bò sát lớn nhất có nọc độc

Nghiên cứu cũng cho thấy rồng Komodo đã từng đạt đến chiều dài 5,5m trong quá khứ và tổ tiên của chúng chính là loài thằn lằn Megalania đã tuyệt chủng.

Rồng Komodo hiện đang sống tại 3 hòn đảo trên đất nước Indonesia, chúng giết con mồi bằng cách cắn và liên tục dùng răng cắm vào cho đến khi con mồi yếu để ăn thịt. Rồng komodo có thể quật ngã những con mồi đáng thương nặng tới 40 kg hoặc tiêu diệt một con người trưởng thành.

Trong nhiều thập kỉ qua, chúng ta tin rằng sức mạnh của rồng Komodo nằm trong những vi khuẩn độc hại sống trong nước bọt của chúng. Lập luận này được củng cố thêm trong một báo cáo nghiên cứu vào năm 2002, Những con chuột thử nghiệm đã chết sau khi bị tiêm nước bọt của rồng Komodo.

Tuy nhiên, những hình ảnh về cấu trúc đầu của rồng Komodo do nhóm của Fry cung cấp được tìm thấy tại Bảo tành về Lịch sử tự nhiên tại trường đại học Humboldt (Berlin – Đức) đã tiết lộ về một giả thiết khác, khi họ phát hiện những hạch nọc độc lớn được nối tới mặt trước hàm của loài bò sát này.

Những cú đớp gây sốc

Giả thiết của nhóm Fry được chứng minh sau khi họ giải phẫu một con rồng Komodo bị ốm tại một vườn thú của Singapore. Sự phân tích chỉ ra rằng trong thành phần chất độc của rồng Komodo có cả loại chất ngăn cản sự đông máu và làm cho mạch máu bị giãn ra gây nên những cú sốc làm tụt huyết áp, nếu nó được đưa vào thân thể con mồi.

Bằng sự mô phỏng trên máy tính, nhóm nghiên cứu tính toán được lực cắn của một con rồng Komodo là 39 newtơn, ít hơn nhiều so với lực cắn lên tới 252 newtơn của một con cá sấu Australian cùng kích cỡ, nhưng lực ray bằng cổ và răng của rồng Komodo rất lý tưởng cho một cuộc tất công tiêu diệt đối thủ.

Fry miêu tả lại một cuộc tấn công của rồng Komodo: “Nó cắn con mồi và kéo lại, nhưng chính nọc độc mới là thứ vũ khí hiệu quả, con mồi bị tụt huyết áp, mất máu và thậm chí không có một sự đấu tranh nào” , “các loại nọc độc này có thể mở ra những nghiên cứu về các loại dược phẩm mới", ông cho biết thêm.

Sinh vật ăn thịt đáng sợ

Sự tồn tại của nọc độc, được Fry khẳng định khi quan sát những vết cắn trên mình một con vật gây ra bởi rồng Komodo. Những vết cắn đó không hề có dấu hiệu liền lại sau khoảng 3 – 4h. Với kinh nghiệm của mình, Fry biết rằng những vết thương bị nhiễm vi khuẩn bình thường sẽ dần liền lại ngay sau đó. Tuy nhiên, nó đã không liền lại và điều này chỉ có thể bị gây ra bởi chất độc.

Bằng cách so sánh các đặc điểm của rồng Komodo và loài bò sát Megalania, nhóm của Fry kết luận rằng có một sự liên quan chặt chẽ giữa hai loài vật này và chúng đều là những sinh vật ăn thịt đáng sợ.

(Theo Dung Nguyễn – Cường Cao // Tienphong Online/Newscientist)

  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (kỳ 30)
  • Tàu vũ trụ con thoi Endeavour đã đáp xuống California thành công
  • Bóng đèn nhỏ nhất thế giới
  • Hiện tượng thiếu hụt khí hi-đrô trên các thiên hà xa xôi làm phiền lòng các nhà thiên văn học
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (kỳ 29)
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Kỳ 28)
  • Graphene "thần kỳ": Cứng hơn cả kim cương
  • Tạo kim cương khổng lồ bằng kỹ thuật mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị