Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương pháp giúp kim loại tự phục hồi khi bị hỏng

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet).
Tiến sỹ Claudia dos Santos thuộc Hiệp hội chế tạo công trình và tự động hóa Fraunhofer (Đức) và tiến sỹ Christian Mayer thuộc Đại học Stuttgart Duisburg-Essen cùng các đồng nghiệp vừa nghiên cứu phương pháp giúp kim loại tự phục hồi khi bị hư hỏng.

Ý tưởng cơ bản của công nghệ mới này là thực hiện mạ lên bề mặt kim loại một lớp nang nhỏ thể lỏng (lớp nang này là một dạng dầu hỗn hợp được tạo thành bởi chất butylcyanoacrylate và các loại hợp chất có tính chất phục hồi).

Khi bề mặt kim loại bị hư hỏng, lớp nang ở khu vực bị hư hỏng sẽ vỡ ra và tạo thành hợp chất Tri-chrome Passivation thể lỏng có tính phục hồi.

Hợp chất Tri-chrome Passivation thể lỏng sẽ phản ứng với nguyên tử kim loại xung quanh và hình thành màng có độ dài vài phân tử, vừa vững chắc lại có tính bảo vệ, qua đó giúp phục hồi bề mặt kim loại bị hư hỏng.

Ngoài ra, tiến sỹ Dos Santos và Mayer còn sử dụng một loại chất khử nhiễm đặc biệt để làm ổn định lớp nang. Chất khử nhiễm này có thể được gắn vào vỏ ngoài lớp nang để ngăn cho chúng khỏi dính vào nhau, qua đó giúp tránh sự phá hủy của các chất điện phân.

Hiện tại, các nhà khoa học đã kiểm chứng công nghệ này trong lớp mạ đồng, lớp niken và lớp kẽm, đồng thời họ tin tưởng trong vài năm nữa công nghệ kim loại tự phục hồi khi hư hỏng sẽ được phổ biến rộng rãi./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

  • Trên Sao Hỏa từng tồn tại biển có diện tích lớn
  • Phát minh kính viễn vọng radio lớn nhất thế giới
  • Người Mesoamerica đã sản xuất cao su từ 3.500 năm trước
  • Giảm hao xăng khi xe đang lưu thông
  • Sản xuất tơ nhện từ sữa dê
  • Không nên quá sợ trước hiện tượng “hố địa ngục”
  • Lạc đà Arập có 57% hệ gen tương đồng với người
  • Phương pháp tạo dây dẫn nano nhanh và đơn giản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị