Khoảng 2.500 nhà khoa học họp tại thủ đô
Họ cho rằng, sao Diêm Vương không có quỹ đạo quay quanh mặt Trời như các hành tinh khác.
Với quyết định này của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) sau các cuộc tranh luận gay gắt, sách giáo khoa từ nay sẽ phải viết lại là Hệ mặt trời chỉ có tám hành tinh lớn, vì sao Diêm Vương đã xếp xuống “loại hành tinh nhỏ”.
Sao Diêm Vương được nhà thiên văn người Mỹ Clyde Tombaugh phát hiện vào năm 1930.
Giáo sư Iwan Williams chủ tọa cuộc họp của IAU nói: Hôm nay tôi rất buồn, nhưng cuối cùng thì chúng ta phải miêu tả Hệ mặt trời như những gì có trong thực tế, chứ không phải theo những gì chúng ta muốn.
Nhu cầu xác định rõ khái niệm hành tinh một cách chặt chẽ trở nên hết sức cần thiết sau khi các kính viễn vọng áp dụng công nghệ mới bắt đầu phát hiện ra những thiên thể ở rất xa có kích cỡ tương đương sao Diêm Vương.
Nếu không có một thuật ngữ mới, với những thiên thể mới được phát hiện nói trên có thể dẫn tới khả năng sách giáo khoa phải viết lại là có khoảng 50 hành tinh trở lên trong Hệ mặt trời.
Các nhà khoa học đã thống nhất cho rằng một thiên thể được xếp vào loại hành tinh lớn nếu có những tiêu chuẩn sau:
- Nó phải có quỹ đạo quay quanh mặt Trời.
- Nó phải đủ lớn để có một hình dạng gần như tròn.
- Nó phải có quỹ đạo riêng biệt với các thiên thể khác.
Theo những tiêu chuẩn này, sao Diêm Vương không còn được coi là hành tinh lớn vì quỹ đạo hình elip của nó chồng chéo với quỹ đạo của sao Hải vương. Từ nay, sao Diêm Vương sẽ được xếp vào loại những hành tinh nhỏ.
Cuộc tranh luận về “địa vị” của sao Diêm Vương diễn ra trong nhiều năm qua. Thiên thể này nằm ở rất xa và nhỏ hơn nhiều so với tám hành tinh “truyền thống” khác trong Hệ mặt trời của chúng ta. Với đường kính chỉ 2.360km, sao Diêm vương thậm chí nhỏ hơn cả một số “mặt trăng” trong Hệ mặt trời. Quỹ đạo quanh mặt trời của sao Diêm Vương cũng nghiêng hơn hẳn so với bất cứ hành tinh nào xếp trong tám hành tinh lớn nói trên.
Ngoài ra, từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà thiên văn học đã phát hiện một số thiên thể có kích cỡ tương đương với sao Diêm Vương ở lớp ngoài của Hệ Mặt Trời được gọi là Vành đai Kuiper.
Từ lâu, một số nhà thiên văn học cho rằng sao Diêm Vương tốt hơn nên được xếp cùng loại với các thiên thể nhỏ, phủ băng.
Cuộc tranh luận về sao Diêm Vương trở nên hết sức gay gắt sau khi một thiên thể (hiện được gọi là 2003 UB313) được phát hiện cách đây ba năm. Theo số liệu đo được bằng kính viễn vọng Hubble, thiên thể này có đường kính khoảng 3.000km, lớn hơn sao Diêm Vương.
Thiên thể 2003 UB313 giờ đây được xếp vào loại “hành tinh nhỏ” cùng với sao Diêm Vương, “mặt trăng” chính của sao Diêm Vương Charon và thiên thể Ceres có kích cỡ lớn nhất trong loại hành tinh nhỏ.
Sao Diêm Vương quay quanh Mặt Trời với một khoảng cách trung bình là 5,9 tỷ km, mất 247,9 năm theo lịch trái Đất để quay được một vòng quanh mặt Trời.
Sao Diêm Vương có ít nhất ba “mặt trăng” quay quanh. Thiên thể này có trọng lực bằng khoảng 6% trọng lực của trái Đất, và có nhiệt độ bề mặt là -2330C.
Dự kiến, một tàu vũ trụ không có người lái của Mỹ, mang tên New Horizons (tạm dịch là Những chân trời mới”) sẽ bay tới sao Diêm Vương và Vành đai Kuiper vào năm 2015.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com