Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau người máy, nay đã có chim máy

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Sơn Đông, Trung Quốc đã chế tạo thành công một con chim bồ câu - robot.  Con chim máy này có thể bay theo khẩu lệnh của  người.  Đây là con chim máy đầu tiên trên thế giới.

Mới đây, Trung tâm nghiên cứu người máy cơ học thuộc Đại học Khoa học kỹ thuật Sơn Đông, Trung Quốc đã chế tạo thành công một con chim bồ câu "hiểu" tiếng người.

Theo lệnh từ máy vi tính của các nghiên cứu viên, con chim bồ câu đã hoàn thành một cách chính xác các động tác bay lên, quay vòng, bay quanh phòng thí nghiệm một vòng rồi hạ cánh.

Con chim máy đầu tiên trên thế giới này là thành quả nghiên cứu của đề tài "Động vật robot" của Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia thuộc Trung tâm nghiên cứu robot Đại học Sơn Đông

GS Tô Học Thành (Su Xue Cheng) - người phụ trách dự án cho biết: thí nghiệm này dùng tín hiệu mã hoá kích thích vào một số vị trí thần kinh của chim bồ câu, điều khiển hệ thống thần kinh làm cho chim bồ câu bay lượn theo sự điều khiển của con người.

Một cụm 8 vi điện cực nối vào não của bồ câu và được cố định bằng thạch cao dùng trong nha khoa. Một thiết bị kích thích cũng được nối vào đó và qua máy tính, con bồ câu đã có thể di chuyển theo ý muốn của người điều khiển.

Nếu chim câu ngừng bay giữa chừng thì họ sẽ dùng phương pháp cưỡng chế để bắt buộc chim tiếp tục bay, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất. 

"Chim robot" này mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, để có thể ứng dụng vào thực tế vẫn phải cần thêm thời gian, vì những "thiết bị" gắn trên con chim như điện cực, thạch cao, thiết bị phát kích thích có thể tích khá lớn và nặng nên sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của chim câu.

Nhóm đề tài đang nghiên cứu cấy vào não chim câu một con chíp để không ảnh hưởng đến hoạt động và ngoại hình của chim. Ngoài ra, họ còn phải nghiên cứu phát triển thêm hệ thống dẫn đường siêu khoảng cách.

Năm 1999, Giáo sư Tô đã đề xuất đề tài nghiên cứu dùng động vật thay thế robot, hơn 1 năm sau so với quy định, con chuột robot đầu tiên đã ra đời ở Trung tâm nghiên cứu robot Đại học Sơn Đông. Nhưng do chuột bản tính nhút nhát nên trong quá trình thực nghiệm thường không phát huy được tác dụng.

Loại chim robot này có thể ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thăm dò, chụp ảnh từ không trung, chuyển tin, nghiên cứu các bầy chim và thăm dò ở những nơi con người không thể đến được, và đặc biệt có ý nghĩa trong vấn đề an ninh quốc phòng.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • 10 phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử vật liệu thế giới
  • Nhật: Theo dõi núi lửa từ vệ tinh
  • Tàu điện siêu tốc 574 km/giờ
  • Trung Quốc chế tạo thành công xe tự hành trên Mặt Trăng
  • Động đất gây sóng thần ở nam Thái Bình Dương
  • Kéo siêu nhỏ
  • Bí mật khả năng truyền âm kỳ diệu của nhà hát Hy Lạp
  • Mỹ: Học sinh trung học phát hiện 3 tiểu hành tinh mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị