Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

SpaceLiner: Từ châu Âu sang Australia chỉ mất 90 phút

Trong tương lai người ta có thể bay từ bất cứ điểm nào ở châu Âu sang Australia (khoảng trên dưới 17.000km) chỉ trong có 90 phút, thay vì trên dưới 20 giờ như hiện nay. Liên minh châu Âu (EU) đang đầu tư cho một dự án phát triển loại máy bay vũ trụ siêu tốc này. Với loại máy bay đó, một người có thể bay đến bất kỳ điểm nào trên trái đất chỉ trong vòng tối đa là 2 giờ! Có điều hơi bất tiện là hành khách sẽ phải bay ở tư thế nằm ngửa trên ghế khi máy bay rời bệ phóng theo phương thẳng đứng.

Ngành du lịch vũ trụ non trẻ sẽ đạt được một bước đột phá trong năm nay: Vào tháng Tư tới, Tập đoàn vũ trụ Anh Virgin Galactic sẽ giới thiệu với công chúng chiếc máy bay chở khách vũ trụ tư nhân đầu tiên, mang tên SpaceShipTwo. Từ năm 2010, tàu vũ trụ tư nhân này sẽ đều đặn đưa khách du lịch vào vũ trụ từ California, tạo điều kiện cho các vị du khách giàu có trải nghiệm cảm giác không trọng lượng và có dịp ngắm nhìn trái đất từ vũ trụ trong một khoảng thời gian ngắn.
 
Mô hình máy bay vũ trụ chở khách của Đức

Các hãng khác ở châu Âu cũng không chịu thua kém. Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) thậm chí còn muốn đi xa hơn: Họ đang có tham vọng phát triển những máy bay vũ trụ không chỉ để đi du lịch lên không trung, mà còn để chở khách như những máy bay bình thường đang bay trên các tuyến bay cố định hiện nay. Bước đi đầu tiên của tham vọng này: DLR vừa “trình làng” một mô hình máy bay vũ trụ mang tên SpaceLiner. Đó là một sự kết hợp giữa tên lửa đẩy và máy bay chở khách phản lực, có thể sử dụng nhiều lần.

Khi tên lửa đẩy mang SpaceLiner phóng lên theo phương thẳng đứng đạt vận tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tầng thứ nhất của nó sẽ được tách ra và trở về vị trí xuất phát (xem hình). Tầng thứ hai tiếp tục tăng tốc cho tới khi SpaceLiner vượt ra khỏi bầu khí quyển và đi vào khoảng không vũ trụ. Khi đó, động cơ máy bay ngừng hoạt động và SpaceLiner lơ lửng trong vũ trụ mênh mông. Du khách sẽ được trải nghiệm trạng thái không trọng lượng nhiều phút trong vũ trụ, ở độ cao khoảng 150km so với mặt đất.
 
Chiếc SpaceLiner
 
Sau đó động cơ của SpaceLiner và lực hút của Trái đất sẽ giúp chiếc máy bay này trở lại bầu khí quyển, giống như tàu vũ trụ “Con thoi” của Mỹ. Chỉ có khác là SpaceLiner được trang bị những thiết bị giảm tốc, có thể giúp nó nhẹ nhàng đi vào bầu khí quyển như một “tàu lượn”, do đó không cần thiết phải được trang những tấm cách nhiệt cực kỳ tốn kém và dễ hư hỏng như các tàu con thoi.

Bằng cách đó SpaceLiner có thể được sử dụng như một máy bay chở khách và có thể bay từ châu Âu đến Sydney (Australia) trong vòng 90 phút.

Ưu nhược điểm của SpaceLiner

Tiếng ồn do động cơ tên lửa gây ra khi SpaceLiner rời bệ phóng quả là một vấn đề nan giải. Nó có thể khiến cho cư dân xung quanh và du khách ở bên trong cảm thấy khó chịu. Chính vì vậy mà DLR đề xuất xây dựng bệ phóng ở nơi không có dân cư sinh sống và đối với châu Âu, “sân bay cất cánh” của SpaceLiner nên nằm ở ngoài đại dương.

Do SpaceLiner được phóng lên theo phương thẳng đứng và du khách khi cất cánh phải ở trong tư thế nằm ngửa, nên việc bước lên SpaceLiner cũng là một vấn đề nan giải. Để khắc phục sự bất tiện này, các chuyên gia của DLR đã nghĩ ra một cách khá thuận tiện. Lúc đầu, máy bay được đặt theo phương nằm ngang để hành khách có thể thoải mái bước vào ghế ngồi và thắt đai an toàn. Sau đó máy bay mới được dựng lên ở vị trí thẳng đứng.

Do biệt lập với thân của SpaceLiner, nên khoang chở hành khách còn thực hiện chức năng của một chiếc “phao cứu sinh” trong trường hợp xảy ra sự cố. Khi đó, khoang chở hành khách sẽ được tách khỏi thân SpaceLiner và đi vào bầu khí quyển. Sau đó, dù của khoang chở hành khách được bật ra và đưa khoang trở hành khách trở về với mặt đất một cách nhẹ nhàng và an toàn như khoang chở các nhà du hành vũ trụ của tàu Sojus (Nga).

Tuổi thọ của SpaceLiner chỉ là 150 chuyến bay, trong đó động cơ máy bay cần được thay thế sau 25 chuyến bay. Cũng vì thế giá vé loại máy bay này sẽ rất đắt, chỉ những người thực sự giàu có mới có thể bay được. Bù lại, thời gian bay của du khách sẽ được cắt giảm tới 80%.
 
Tin tốt và tin xấu
 
DLR đang tìm kiếm những doanh nghiệp sẵn sang tài trợ cho dự án phát triển táo bạo của mình. Một tin vui là chính phủ các nước thuộc EU cùng với Cơ quan Hàng không -  Vũ trụ châu Âu đã quyết định cấp 5,1 triệu euro cho chương trình mang tên Dự án giao thông cao tốc tầm cao tương lai, trong khi giới công nghiệp đóng góp 2,2 triệu euro. Chương trình này sẽ tài trợ cho hai dự án SpaceShipTwo và SpaceLiner.
 
Tàu vũ trụ SpaceShipTwo đang trong giai đoạn lắp ráp
của Virgin Galactic

Tin xấu là nếu với mức độ đầu tư như hiện nay, người ta phải chờ đến tận năm... 2075 thì SpaceLiner mới có thể được đưa vào sử dụng.


(Theo Thể thao & Văn hóa)

  • Chuyện xưa, chuyện nay về chiếc mặt nạ phòng độc
  • Cây biến đổi gen GM
  • Nuôi cấy thịt gia súc
  • Một bước gần hơn tới sự sống nhân tạo
  • Ký sinh trùng thúc đẩy "niềm vui sex"
  • Nghiên cứu hệ gen tiết lộ nguyên nhân rối loạn sụt giảm bầy đàn ở ong
  • Rệp vừng sống sót nhờ vi khuẩn bị lây nhiễmRệp vừng sống sót nhờ vi khuẩn bị lây nhiễm
  • Kiến Mycocepurus smithii sinh sản hoàn toàn vô tính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị