Vào lúc 4h24 ngày 11.3 (giờ Hà Nội), tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) đã di chuyển thành công vào quỹ đạo của Hoả tinh.
Hiện MRO đang ở trong quỹ đạo hình elip quanh Hoả tinh và phải mất 35 giờ mới quay hết một vòng quỹ đạo. Điểm xa nhất của quỹ đạo này cách bề mặt Hoả tinh 44.000km.
Trong sáu tháng tới, tàu thăm dò này dần tiến sát Hoả tinh hơn nữa, cho tới khi nó đạt tới vị trí tối ưu để bắt đầu tiến hành các nghiên cứu khoa học. Khi đó, quỹ đạo của MRO sẽ là hình tròn và chỉ mất hai giờ để quay hết một vòng quỹ đạo.
Để làm điều đó, MRO sử dụng kỹ thuật phanh không khí, nghĩa là giảm tốc độ nhờ vào lực cản của không khí đối với các tấm pin mặt trời mỗi lần tàu lướt qua khí quyển Hoả tinh. Sau khi thực hiện kỹ thuật này trên 500 lần, nó sẽ tới được vị trí tối ưu.
Đây là một kỹ thuật nguy hiểm. Nếu tàu xâm nhập quá sâu vào khí quyển Hoả tinh, nó sẽ nóng lên, tan vỡ và bốc cháy. Nếu tàu chạm bầu khí quyển với tốc độ không thích hợp, nó sẽ bắn ra xa và lao vào không gian sâu.
Vào tháng 11.2006, ngay khi tàu đã ở quỹ đạo tối ưu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kéo dài 2 năm sẽ bắt đầu. MRO mang 6 thiết bị khoa học và sẽ gửi về Trái đất nhiều thông tin liên quan tới Hoả tinh. Tàu sẽ nghiên cứu khí hậu trên Hoả tinh, thăm dò khoáng sản chứa nước cũng như thăm dò bên dưới bề mặt Hoả tinh để tìm kiếm băng.
MRO cũng có các camera để chụp cận cảnh bề mặt Hoả tinh. TS Matthew Genge thuộc ĐH Hoàng gia
Điều đó có nghĩa MRO có thể thấy những thứ chẳng hạn như một dòng suối nước nóng nhỏ chảy ra từ mặt đất, nếu dòng suối đó tồn tại. Tàu cũng có thể nhìn thấy những vật thể chẳng hạn các khối đá lớn để cảnh báo cho các con tàu đổ bộ xuống Hoả tinh trong tương lai. Theo NASA, MRO sẽ truyền về trái đất lượng dữ liệu lớn gấp 10 lần dữ liệu của các vệ tinh thám hiểm Hoả tinh trước kia cộng lại.
Mục đích của xứ mạng này là xây dựng bức ảnh chi tiết về sự thay đổi của Hoả tinh trong các thiên niên kỷ qua: liệu đã từng tồn tại các đại dương hoặc các con sông hay không và thời tiết ở đó như thế nào trong quá khứ. MRO cũng sẽ tìm kiếm địa điểm hạ cánh cho các robot tự hành trong tương lai.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com