Vào lúc 18g43 (giờ Hà Nội), ngày 12.8, tàu thăm dò Hoả tinh không người lái (MRO) trị giá 720 triệu đôla của NASA đã rời Trái đất sau 2 ngày trì hoãn liên tiếp. Sứ mạng của tàu là nhằm tìm hiểu liệu hành tinh này có nước đủ lâu để nuôi dưỡng sự sống hay không.
Các tàu thăm dò trước kia đã chỉ ra rằng nước đã từng chảy khắp bề mặt Hoả tinh. Các nhà khoa học hy vọng Tàu thăm dò Hoả tinh mang tên Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) sẽ làm sáng tỏ nước trên Hoả tinh tồn tại ở đâu và trong bao lâu, liệu nó từng có sự sống và có thể hỗ trợ một trạm của con người trên đó hay không.
MRO được phóng bằng tên lửa Atlas 5 của hãng Lockheed Martin và sẽ tới Hoả tinh vào tháng 3/2006. Sử dụng chính lực ma sát ở thượng tầng khí quyển Hoả tinh để làm phanh, con tàu sẽ chậm chạp đi vào một quỹ đạo thấp, bên trên bề mặt Hoả tinh chừng 300km. Bắt đầu từ tháng 11/2006, tàu sẽ dùng một loại dụng cụ khoa học để chụp cận cảnh bề mặt Hoả tinh, phân tích các mỏ khoáng, tìm kiếm nước cận bề mặt, các đường bờ biển cổ xưa, theo dõi sự phân bố bụi và nước trong khí quyển và giám sát thời tiết của Hoả tinh thông qua một chu kỳ các mùa hoàn chỉnh.
Theo Giám đốc dự án Richard Zurek, các tàu thăm dò Hoả tinh trước kia chỉ mới ''cào nhẹ'' bề mặt hành tinh này mà thôi. Quang phổ kế và radar của tàu thăm dò mới có thể xác định tốt hơn những thứ nằm bên dưới bề mặt và trả lời câu hỏi liệu băng tìm thấy trên bề mặt có phải là một lớp mỏng, có thể cung cấp nước uống cho tàu thăm dò có người lái trong tương lai hay không. Một trong những camera viễn vọng của tàu - camera lớn nhất từng được trang bị cho các tàu thăm dò hành tinh - có thể phát hiện đá và các chướng ngại vật tiềm năng khác. Nó dò các địa điểm hạ cánh an toàn cho những robot thăm dò tiếp theo.
Anten và hệ thống viễn thông chạy bằng năng lượng Mặt trời sẽ gửi dữ liệu về Trái đất với tốc độ 3,5megabit/giây, đủ nhanh để làm đầy một chiếc đĩa CD-ROM trong khoảng 3 phút. Lượng dữ liệu mà tàu gửi về trong mỗi phút có thể gấp 10 lần so với các tàu thăm dò Hoả tinh trước đây. Hệ thống viễn thông của tàu cũng sẽ là trạm chuyển tiếp dữ liệu cho những robot tự hành khác, trong đó có cả Spirit và
MRO cũng có thể tiết lộ điều gì đã xảy ra với những robot bị mất tích trên Hoả tinh: robot tự hành Beagle 2 do Anh chế tạo song mất tích vào năm 2003 và robot Mars Polar Lander của Mỹ mất tích vào năm 1999. Với lần phóng này, MRO sẽ ''nhập hội'' với hai vệ tinh khác của Mỹ đang quay quanh quỹ đạo Hoả tinh - vệ tinh Mars Global Surveyor và Mars Odyssey - cũng như vệ tinh Mars Express của châu Âu. Ngoài ra, hai robot tự hành Spirit và Opportunity của NASA cũng đã ở trên bề mặt Hoả tinh trong 18 tháng qua để điều tra địa chất hành tinh này. NASA dự định phóng thêm hai tàu thăm dò Hoả tinh nữa trong thập kỷ này;
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com