Khả năng đọc và làm toán của học sinh dùng nhiều đồ ăn nhanh giảm tới 16% so với các em khác, một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy.
Các nhà khoa học của Đại học Vanderbilt (Mỹ) tìm hiểu thói quen ăn uống của hơn 5.500 học sinh tiểu học rồi đối chiếu với khả năng làm toán và đọc của các em. Họ nhận thấy hơn một nửa số học sinh trên có thói quen mua thức ăn nhanh tại nhà hàng tới ba lần/tuần, 10% ăn 4-6 lần/tuần và 2% tới các nhà hàng hơn 4 lần trong ngày.
Nhìn chung toàn bộ đối tượng nghiên cứu đạt từ 58 tới 181 điểm trong các bài kiểm tra đọc (điểm trung bình là 141,5). Sau khi tính tới các yếu tố khác – như thu nhập của cha mẹ, chủng tộc và trọng lượng – các chuyên gia nhận thấy kết quả đọc của học sinh dùng đồ ăn nhanh 4-6 lần/tuần thấp hơn 7 điểm so với mức trung bình. Những em ăn một lần/ngày giảm 16 điểm, còn nhóm ăn ba lần/ngày giảm 19 điểm.
Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở môn toán. Tất cả đối tượng nghiên cứu đạt 47 tới 151 điểm trong các bài kiểm tra (điểm trung bình là 115). Song điểm của những học sinh dùng đồ ăn nhanh từ 4 lần/tuần trở lên giảm 6,5 tới 18,5 so với mức trung bình.
Nghiên cứu trên cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa chế độ ăn nghèo nàn và khả năng học tập.
Tiến sĩ Kerri Tobin, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu: “Chúng tôi phát hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lượng thức ăn nhanh mà học sinh đưa vào cơ thể và kết quả học tập của các em. Rất có thể đường và chất béo trong đồ ăn nhanh gây nên những vấn đề tiêu cực đối với khả năng tư duy của học sinh, khiến điểm số của các em giảm”.
Một phát ngôn viên của McDonald
(Theo Báo Đồng Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com