Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm ra thủ phạm chia cắt Anh và Pháp

Một dòng sông siêu lớn từ thời cổ đại đã gây nên sự dịch chuyển của nước Anh khỏi nước Pháp.

Biển Manche là một đoạn biển dài thuộc Đại Tây Dương xen giữa đảo Anh với bờ biển phía bắc của Pháp. Biển này dài 562 km, trong đó chỗ rộng nhất lên tới 240 km. Nhiều học giả từng đặt giả thuyết rằng trước kia Anh gắn liền với lục địa châu Âu và biển Manche chỉ là một dòng sông siêu lớn, song vì một lý do nào đó mà dòng sông phình to thành biển và đẩy Anh ra xa Pháp. Theo Daily Mail, người ta gọi dòng sông giả định ấy là Fleuve Manche (nghĩa là "sông siêu lớn" trong tiếng Pháp).

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng dòng sông từng tồn tại trong giai đoạn mà trái đất đóng băng cách đây 450.000 năm. Nó hình thành khi một hồ băng lớn ở Biển Bắc (vùng biển ở phía bắc Đại Tây Dương) tràn bờ, tạo nên một trận lụt cực lớn khiến nước xâm nhập vào những tầng đá giữa Anh và Pháp.

Các chuyên gia địa lý của Đại học Cambridge (Anh) tiến hành phân tích nhiều mẫu trầm tích mà họ lấy được dưới đáy vịnh Biscay (nằm ở phía đông bắc Đại Tây Dương). Những mẫu trầm tích đó đã nằm yên dưới đáy vịnh vài nghìn năm.

Kết quả phân tích cho thấy Fleuve Manche tồn tại qua ba giai đoạn băng hà, trong đó giai đoạn cuối xảy ra cách đây từ 30.000 tới 90.000 năm. (Hai giai đoạn kia xuất hiện từ 160.000 và 450.000 năm trước).

 

Rất có thể trước kia biển Manche chỉ là một dòng sông siêu lớn. Ảnh: laurinswim.com.

Giáo sư Phil Gibbard, giảng viên khoa Địa lý của Đại học Cambridge, nói: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu trầm tích trôi khỏi eo biển Manche và lắng xuống vịnh Biscay trong ba giai đoạn băng hà. Kết quả mà chúng tôi thu được chính là miếng ghép cuối cùng trong bức tranh hoàn chỉnh về những sự kiện đã tách nước Anh ra khỏi châu Âu và trở thành đảo”.

Daily Mail dẫn lời Gibbard cho biết, hồ băng ở Biển Bắc được hình thành giữa khối băng ở phía bắc và đất liền ở phía nam. Nhiều sông chảy vào hồ khiến nước thường xuyên tràn ra ngoài và gây nên lũ lụt. Trong hai trận lụt như vậy nước tràn tới tầng đá phấn (loại đá trầm tích mềm, tơi xốp, màu trắng). Do đá phấn mềm nên sự xâm nhập của nước khiến chúng bị cuốn trôi, tạo nên một rãnh dài và lớn dưới đáy biển Manche ngày nay. Rãnh đó tạo tiền đề cho sự hình thành của sông Fleuve Manche.

Trong ba giai đoạn băng hà, băng bao phủ phần lớn châu Âu. Do phần lớn nước sông Fleuve Manche biến thành băng nên mực nước của nó thấp đến nỗi người và động vật có thể đi từ Pháp sang Anh và ngược lại. Nhưng trong những giai đoạn nóng hơn, băng tan chảy khiến mực nước sông tăng lên. Fleuve Manche phình to thành biển khiến Anh tách khỏi châu Âu.

(Theo VnExpress)

  • Bảo quản rau nhiều tuần bằng màng mỏng
  • Khám nghiệm tử thi không cần dao mổ
  • SeaOrbiter - “Trạm vũ trụ” dưới đáy đại dương
  • Thứ sáu ngày 13 dưới góc nhìn toán học và văn hóa
  • Thôi miên có ảnh hưởng đến hoạt động của não
  • Súng laser làm bất tỉnh và làm sống lại sinh vật
  • Pin silicon - không khí
  • Rùa biển mọc ... vây cá mập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị