Trông có vẻ như khoa học viễn tưởng nhưng cơ quan vũ trụ Nhật bản nghiêm túc khẳng định rằng có thể đến năm 2030 nước này sẽ thu được năng lượng mặt trời trong vũ trụ và đưa năng lượng đó xuống trái đất sử dụng bằng tia laze hoặc vi sóng.
Chính phủ Nhật vừa mới chọn lựa một nhóm công ty và các nhà nghiên cứu để biến giấc mơ đầy tham vọng trị hàng tỷ đô về nguồn năng lượng sạch vô tận của mình thành hiện thực trong vài thập niên sắp tới. Với nguồn năng lượng ít ỏi và phụ thuộc nặng nền vào nguồn dầu lửa nhập khẩu, nhật bản từ lâu đã là nhà tiên phong trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng thay thế khác và năm nay là mục tiêu giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đầy tham vọng đã được đặt ra. Tuy thế kế hoạch lớn lao nhất đến nay vẫn là Hệ thống Năng lượng Mặt trời Vũ trụ (SSPS), mà trong các đĩa vôn-ta-ic có kích thước dăm ba km2 sẽ bay lơ lửng trên quỹ đạo bên ngoài bầu khí quyển của trái đất. “Vì năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch và không bao giờ cạn kiệt nên chúng tôi tin hệ thống này sẽ có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng và sự ấm lên toàn cầu,” các nhà nghiên cứu tham gia dự án viết trong báo cáo. “Ánh nắng mặt trời cực kì dồi dào trong không gian.” Các tế bào mặt trời sẽ thu giữ năng lượng mặt trời, cao ít nhất 5 lần so với năng lượng mặt trời trên trái đất và truyền xuống mặt đất thông qua các cụm tia laze hoặc vi sóng. Hệ thống đó sẽ được thu thập bởi các ăng-ten parabol khổng lồ có thể được đặt trên các khu vực hạn chế tiếp cận như trên biển hoặc trên các hồ chứa ở đầm lầy, Tadashige Takiya, phát ngôn viên của Cơ quan Khám phá Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) nói. Ban đầu, các nhà nghiên cứu đang nhắm vào cái đích hệ thống công suất 1 gigawatt, tương đương với một nhà máy năng lượng nguyên tử kích cỡ trung bình, có thể sản xuất điện với giá thành 8 yen/kWh điện, rẻ gấp 6 lần so với giá điện hiện tại ở Nhật. Thử thách ở đây, bao gồm cả việc vận chuyển cách bộ phận thiết bị cồng kềnh vào vũ trụ, dường như là rất lớn nhưng Nhật đã theo đuổi kế hoạch từ năm 1998 với khoảng 130 nhà nghiên cứu về lĩnh vực này dưới sự giám sát của JAXA. Tháng trước, Bộ Kinh tế và Thương mại, cùng với Bộ Khoa học đã tiến thêm 1 bước để biến dự án thành hiện thực bằng việc lựa chọn ra một số nhà khổng lồ công nghệ của Nhật đồng tham gia dự án. Tập đoàn có tên viện Máy bay vũ trụ thử nghiệm không gian không người lái sẽ cũng có sự góp mặt của các hãng nổi tiếng như Mitsubishi Electric, NEC, Fujitsu và Sharp. Lộ trình dự án đã phác thảo một số bước cần được thực hiện trước khi kế hoạch tổng thể dự án được tiến hành vào 2030. Trong vòng vài năm, “một vệ tinh được thiết kế để kiểm tra sự truyền dẫn bằng vi sóng cần được đặt trong quĩ đạo thấp với một tên lửa của Nhật,” Tatsuhito Fujita, một trong những nhà nghiên cứu của JAXA tham gia dự án nói. Bước tiếp theo, kì vọng là vào năm 2020, sẽ cho phóng và test thử tính linh hoạt của cấu trúc quang vôn-ta-ic với công suất điện10 megawatt theo sau là mẫu thử đầu tiên với công suất 250 megawatt. Điều này sẽ giúp đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án, các quan chức cho biết. Mục tiêu cuối cùng là nhằm sản xuất điện giá đủ rẻ để cạnh tranh được với các nguồn năng lượng thay thế khác. JAXA cho biết công nghệ truyền tải sẽ an toàn nhưng cũng thừa nhận là cơ quan cần phải tuyên truyền để thuyết phục công chúng những nơi mà các chùm tia laze từ trên trời bắn xuống, có thể quay chín chim choc hay làm cho tàu vũ trụ tan ra thành từng mảnh giữa không trung. Theo một nghiên cứu tiến hành năm 2004 thì các từ “laze” và “vi sóng” gây ra mối bận tâm nhiều nhất trong số 1000 người được hỏi.Hình đồ họa này do Viện Máy bay Thử nghiệm Không gian Không người lái của Nhật Bản cung cấp mô tả một trong các hệ thống năng lượng mặt trời vũ trụ gồm một máy phát năng lượng mặt trời và bộ phận truyền dẫn.
(Theo Mike (PhysOrg) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com