Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Transistor quang đơn phân tử nhỏ nhất thế giới

Kể từ khi laser xuất hiện lần đầu tiên cách đây gần 50 năm, các nhà khoa học và kỹ thuật đã mơ về khả năng tạo ra một mạch hoàn toàn quang học mà ở đó các điện tử được thay thế bởi các photon.

Trong khi thông tin rất dễ dàng truyền dẫn bằng ánh sáng trong các sợi cáp quang thì việc đảo và xử lý thông tin quang còn tương đối phức tạp trong việc chuyển đổi từ photon sang electron và ngược lại: chậm và tiêu tốn khá nhiều năng lượng.

Trên thực tế thì còn một khoảng cách khá xa để đến với các mạch photonic trong các máy tính hay các ứng dụng thông thường hàng ngày khác bởi vì các mạch này đòi hỏi phải được thao tác ở không gian kích thước nanomet dẫn đến khá nhiều khó khăn. Hơn nữa các bộ khóa chùm tia, cho phép năng lượng từ một chùm khuếch đại chùm khác, thường đòi hỏi các tinh thể photonic lớn. 

Mới đây, Vahid Sandoghdar cùng các đồng nghiệp ở Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, Zurich (ETH Zurich) đã tạo ra thứ mà họ gọi là transistor quang nhỏ nhất thế giới chỉ từ một đơn phân tử chất nhuộm màu (dye molecular). Linh kiện hoạt động nhờ việc làm yếu đi hoặc khuếch đại một “cực nguồn” tia laser phụ thuộc vào công suất của của chùm tia ở cổng “gate”, có thể giúp cho việc tạo ra một mạch toàn quang hay xa hơn là các máy điện toán quang học ở một bước tiếp cận gần hơn.

Hoạt động đơn giản.

“Bằng cách điều khiển các bậc suy giảm và khuếch đại thông qua công suất của chùm laser ở cực gate, chúng tôi đã biểu diễn một transistor nhỏ nhất cho đến hiện tại” – Sandoghdar nói. Nguyên lý hoạt động của linh kiện khá đơn giản – theo lời của Sandoghdar: Khi phân tử được đặt trong trạng thái kích thích bởi chùm tia laser ở cực cổng, nó sẽ phát xạ ra một photon và do đó khuếch đại công suất của chùm tia cực nguồn.

Chìa khóa then chốt để tạo transistor quang này là hội tụ chùm sáng vào một đơn phân tử ở nhiệt độ thấp, tạo ra một liên kết phân tử nhẹ rất mạnh cho phép phân tử gây ảnh hưởng lên ánh sáng laser. Mặc dù liên kết mạnh đã được tạo ra trước đó nhưng nó chỉ được tiến hành trong các hốc quang học mà ở đó các tương tác có thể được tăng cường. Tuy nhiên, thậm chí các hốc quang học nhỏ nhất lớn còn lớn hơn kích thước một micromet, có nghĩa là các linh kiện kia không thể được tạo ra nhỏ hơn so với linh kiện này. 

Đóng gói mật độ cao.

Ngược lại, các thí nghiệm của nhóm ETH Zurich có thể dẫn đến việc đóng gói mật độ cao các transistor quang kích cỡ nanomet. Các tính toán lý thuyết của nhóm cũng đã chỉ ra rằng có khả năng xây dựng cách mạch phức tạp mà ở đó nhiều bộ phát (emitters) có thể liên kết với các ống dẫn sóng siêu nhỏ có thể mang thông tin quang trên một con chip.

“Và mặc dù thí nghiệm được tiến hành với các chùm tia laser truyền thống, nhưng nó cũng có thể làm việc với các chùm tia sáng phi truyền thống ở mức độ đơn photon” – Sandoghdar giải thích – “Có nghĩa là thông tin lượng tử có thể được xử lý”.

(Theo Physicsworld.com and Nature, Vật lý Việt Nam) // Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Phương pháp thu khí CO2 mới sạch và hiệu quả hơn
  • Tinh thể nano ánh sáng xanh mới có thể giúp làm dịu sự ấm lên toàn cầu
  • Pin siêu mỏng có độ dày không đến 1mm
  • Dân châu Á “say” nhật thực dài nhất thế kỷ 21
  • Mỏ chim tu-căng rực rỡ làm mát cơ thể
  • Bằng chứng đầu tiên về cơ chế ngụy trang phòng thủ của thực vật
  • Sáng chế máy bơm nước chạy bằng sức gió
  • Nước ép bưởi có độc hại không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị