Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng “robot sinh học”

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Kevin Warwick tại Đại học Reading (Anh) vừa công bố Gordon, robot đầu tiên được điều khiển bằng... mô não sống của chuột. Thí nghiệm đột phá này nhằm tìm hiểu cấu trúc cơ sở của trí nhớ và nhận thức, cách lưu trữ ký ức trong não, cũng khám phá ranh giới mờ nhạt giữa trí tuệ nhân tạo và tự nhiên.

Robot Gordon với “bộ não”

được cầm riêng phía trên

Trông hơi giống nhân vật chính trong phim hoạt hình bom tấn “Wall-E”, Gordon có bộ não chứa 50.000-100.000 neuron sống. Các tế bào thần kinh trích từ bào thai chuột được sắp xếp trong một môi trường giàu chất dinh dưỡng qua một mạng gồm 60 điện cực, kích thước 8cm x 8cm.

Mạng “đa điện cực” (MEA) này hoạt động như giao diện giữa mô sống và máy móc, với bộ não phát xung điện để chạy bánh xe robot và nhận xung điện từ các bộ phận cảm biến ghi nhận tác động của môi trường. Não là mô sống nên được đặt trong một bộ phận có điều hòa nhiệt độ và giao tiếp với “cơ thể” robot bằng công nghệ truyền thông không dây Bluetooth.

Trong 24 giờ sau khi khởi động, các neuron đã bận rộn thăm dò nhau và nối kết. Sau một tuần, nhóm ghi nhận một số kích thích tự phát và hoạt động như những gì diễn ra trong một bộ não bình thường của chuột. Gordon còn biết tự học trong chừng mực nào đó, như khi đụng tường, nó nhận một kích thích xung điện từ các bộ phận cảm biến. Gặp tình huống tương tự, nó nhận biết nhờ thói quen.

Vì lý do đạo đức, các nhà nghiên cứu không sử dụng neuron người trong thí nghiệm nhưng tế bào não chuột cũng là một mô hình có lợi bởi phần lớn sự khác biệt giữa trí tuệ người và chuột có thể do số lượng mà không do chất lượng. Não chuột có khoảng 1 triệu neuron, giống một phiên bản đơn giản của não người có đến 100 tỷ neuron.

Công trình độc đáo này giúp tìm hiểu sự gắn bó chặt chẽ giữa hoạt động của các neuron riêng rẽ trong hoạt động phức tạp của cả hệ thống. Nghiên cứu còn giúp tìm cách điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.

(theo AFP, PhysOrg)

  • Tại sao kính 3-D gây ảo giác về chiều sâu?
  • Chế tạo thành công bàn tay robot cho người bị liệt
  • Da cho robot
  • Hình ảnh công nghệ nổi bật
  • MIT phát triển hệ thống hình ảnh 6 chiều
  • Sắp có cách làm “tàng hình”?
  • Sản xuất điện từ... diều
  • Mỹ tổng hợp thành công loại nhựa đặc biệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị