Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trồng dương xỉ để làm sạch đất ô nhiễm kim loại nặng

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa khởi động một dự án thử nghiệm đầu tiên trên thế giới: trồng cây để hút asen độc hại trong đất.

Theo ông Chen Tongbin thuộc Viện Khoa học Địa lý và Tài nguyên, dự án trên sẽ được thực hiện tại ba địa điểm ở 3 tỉnh Hồ Nam, Triết Giang và Quảng Đông. Một địa điểm thử nghiệm rộng 1ha tại Hồ Nam được trồng 30 tấn thực vật hút asen. Tên khoa học của loại thực vật này là Pteris vittata L., một loại dương xỉ bàn đạp phổ biến ở miền Nam Trung Quốc. Nó có thể hút 10% asen từ đất trong vòng 1 năm.

Công nghệ phục hồi đất phụ thuộc vào các cây hút độc chất còn được giới chuyên môn gọi là thực vật siêu hấp thụ. Những kim loại nặng được tích tụ trong những thực vật này sẽ được tái chế. Đối tượng chính của công nghệ phục hồi đất là asen, đồng và kẽm.

Đứng đầu thế giới về công nghệ loại asen khỏi đất, nhóm nghiên cứu của ông Chen - được chương trình phát triển công nghệ cao của Trung Quốc tài trợ - đã chứng minh cây Pteris vittata L có khả năng hút asen cực mạnh từ đất. Sau cây Pteris vittata L., nhóm đã tìm thấy hơn 10 loài thực vật siêu hấp thụ nữa, có thể được sử dụng để làm sạch đất trong tương lai. Nhóm nghiên cứu đã xin cấp hơn 20 bằng sáng chế.

Kể từ năm 1980, các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu khám phá việc sử dụng thực vật siêu hấp thụ để làm sạch đất ô nhiễm. Cách làm này cũng như công nghệ tái chế góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp nặng gây ra. Theo số liệu thống kê, 20% đất nông nghiệp ở Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng, làm mất 10 triệu tấn hoa màu mỗi năm. Ước tính thị trường công nghệ phục hồi đất bằng thực vật có thể đạt giá trị 2 tỷ đôla trong hai năm tới.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị