Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vaccine H1N1: Tiêm hay xịt tốt hơn?

Nếu bạn muốn chích ngừa H1N1, bạn hẳn đang phân vân nên dùng vaccine dạng tiêm hay dạng xịt? Câu trả lời ở đây lệ thuộc vào độ tuổi của bạn.

Ảnh: Associated Press

Con gái 4 tuổi của tôi được tiếp vaccine cúm heo ngày hôm qua. Lúc đó tôi tôi cảm thấy bớt căng thẳng vì cô y tá đưa ra một ống xịt chứ không phải ống tiêm.

Không một tiếng khóc – hoặc giả có khóc thì cũng ít hơn so với khi trẻ bị tiêm.

Nhưng đó cũng là lúc tôi bắt đầu tự hỏi rằng liệu phương pháp này có hiệu quả như dùng ống tiêm hay không?

Rõ ràng tôi không phải là người duy nhất phân vân về điều này. Một danh sách dài các ông bố bà mẹ đã dồn dập post bài hỏi han về vấn mà tôi đang bận tâm này.

“Tại sao vaccine H1N1 lại được xịt qua mũi chứ không phải là tiêm?” một bà mẹ hỏi.

“Có phải đây chỉ là một cách để lại vết thâm trên người lũ trẻ?” một bà mẹ khác post.

Vì lí do đó tôi đã lùng sục thông để cố tìm hiểu liệu phương pháp xịt dễ thực hiện và ít đau hơn này liệu có thực sự hiệu quả hay không. Và câu trả lời, cũng như nhiều vấn đề khác trong khoa học, dường như còn rất lộn xộn.

Một báo cáo ngày 24-9 trên Tạp chí Y học Anh chỉ ra rằng vaccine chích ngừa cho các bệnh cúm mùa cho hiệu quả bảo vệ hơn 50% so với vaccine xịt qua mũi trong mùa cúm 2007-08.

Tuy nhiên nghiên cứu chỉ được tiến hành trên mẫu 2000 người lớn tuổi từ 18 đến 49.

Các thử nghiệm lâm sàng khác cũng phát hiện ra rằng thuốc xịt qua mũi có hiệu quả hơn tiêm trong nhóm trẻ em. Tính miễn dịch của trẻ đối với các loại virus cúm thường kéo dài và nồng độ máu trẻ cũng chứa mức kháng thể cao hơn.

Tại sao trẻ con lại phản ứng với các loại vaccine này khác hẳn so với người lớn?

Các nhà khoa học chưa giám khẳng định nhưng có lẽ phải xem xét thực tế là thuốc xịt truyền dạng virus còn sống nhưng được làm yếu này để hệ miễn dịch cơ thể phản ứng lại trong khi thuốc tiêm đưa virus chết một phần vào bắp thịt.

“Có thể đó là trường hợp mà người lớn đã miễn dịch tự nhiên với nhiều loại virus hơn,” bà Lone Simonson, một nhà nghiên cứu về bệnh tật tại Khoa y tế cộng đồng và Dịch vụ y tế Đại học George Washington giải thích. “Do đó, hệ miễn dịch của người lớn không thể sẵng sàng phản ứng với virus sống.”

Một lần nữa, Simonson tranh cãi rằng nếu như hệ miễn dịch phản ứng với vaccine dạng xịt (và hệ miễn dịch của trẻ có thể tốt hơn) thì nó có thể mang lại sự bảo vệ hoàn hảo hơn. Đó là lý do vì sao dạng virus sống trong thuốc xịt được đưa vào cơ phản ứng với virus nguyên thủy, hơn là chỉ phản ứng với các phần chết trong virus truyền qua mũi tiêm.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều được khuyên sử dụng thuốc xịt vì nó là một dạng virus sống. Các Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch khuyên các phụ nữ mang bầu và những người (bao gồm cả trẻ em) bị hen suyễn và các vấn đề sức khỏe khác nên dùng vaccine dạng chích.

Simonson giải thích rằng sở dĩ họ khuyên như vậy là vì muốn hạn chế nguy cơ vaccine sống gây lây nhiễm bệnh.

“Đối với những người ngoài nhóm đó, phương pháp xịt không gây nguy cơ bổ sung nào so với phương pháp tiêm,” cô khẳng định.

Với tất cả điều này, tôi nghĩ rằng vaccine xịt qua mũi này có thể là sự lựa chọn tốt hơn cho con tôi. Và hơn thế nữa, nó không hề gây đau đớn!

(Theo L.H (Discovery Channel) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

  • Nước ô-zôn a-xít có thể tiêu diệt virus H1N1
  • Cá robot có thể kiểm soát chất lượng nước
  • Thay trời điều tuyết khiển mưa
  • Sắp có vắc xin chống tái nghiện thuốc lá
  • Ford công bố dây đeo an toàn kiểu bơm hơi
  • Nhà du hành vũ trụ Konstantin Feoktistov qua đời
  • Những con giun trong vũ trụ
  • Sự thật về 'người ngoài hành tinh' ở Panama
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị