Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ nổ vũ trụ lớn nhất từ trước đến nay

Một vụ nổ các tia X đã làm "che mắt" tạm thời một vệ tinh của NASA hồi cuối tháng trước được xem là một trong những vụ nổ vũ trụ lớn nhất từng được ghi chép. Nó khiến các nhà thiên văn học không khỏi "hoang mang" về nguồn gốc của nó.

Trạm quan sát tia X Swift, chuyên lần theo dấu vết các vụ nổ tia gama, đã bị "nhấn chìm" bởi sự kiện ngày 21/6 vừa qua khiến máy tính phân tích các dữ liệu thu thập được từ vụ nổ đã loại những thông tin này ra vì cho là thông tin rác.

Chỉ đến khi một trợ lý nghiên cứu trở về sau kỳ nghỉ xem lại các dữ liệu bị loại bỏ, các nhà khoa học mới bắt đầu có sự nghi ngờ về những gì đã xảy ra.

"Ban đầu, chúng tôi thực sự đã không nhận ra sự phát sáng của các tia X đã xảy ra như thế nào", Neil Gehrels, nhà nghiên cứu hàng đầu của Swift tại Trung tâm vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland nói.
 

Vụ nổ đã phát ra ánh sáng gấp 200 lần so với tiêu chuẩn của các nhà thiên văn học về sự phát xạ tia X, dấu vết còn lại của siêu tân tinh được biết đến như là Crab Nebula, và nó bắt nguồn từ một thiên hà cách chúng ta khoảng 5 triệu năm ánh sáng.

Sau khi mất vài tuần để "kiểm tra sức khỏe" cho trạm quan sát Swift và kiểm tra lại dữ liệu, các nhà khoa học đã phải đương đầu với một vấn đề mệt mỏi hơn: xác định đối tượng đã gây ra vụ nổ.

Những vụ nổ tia gama sản sinh ra những kiểu vụ nổ tia X như vậy thường xảy ra khi một ngôi sao cực lớn bị vỡ tan trong hố đen.

"Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra. Ý nghĩ tốt nhất đó là: đây vẫn chỉ là vụ nổ của một hố đen. Nhưng khi một hố đen cụ thể được sinh ra, sẽ phải có một số thứ gì đó thực sự hung tợn xảy ra ở dòng chảy ra", Gehrels cho biết.

Các nhà khoa học tin rằng, những vụ nổ tia gama xảy ra khoảng 1-2 lần một ngày ở đâu đó trong vũ trụ. Swift, hiện đang tiếp tục "quét" khắp bầu trời để tìm ra các vụ nổ vũ trụ, thường ghi lại được từ 1-2 vụ nổ mỗi tuần. Khi nó dò ra một vụ nổ, trạm quan sát sẽ tự động điều chỉnh các kính viễn vọng của trạm vào mục tiêu.

Vụ nổ hôm 21/6, kéo dài khoảng 1 phút, gần như đã kết thúc khi kính viễn vọng tia X bắt được vị trí của nó. Các lượng tử ánh sáng đến quá nhanh và quá mạnh khiến các cảm biến bị "sập".

"Kính viễn vọng đã bắt kịp vụ nổ khoảng 10 giây trước khi nó kết thúc. Nếu chúng ta có mặt ở đó muộn hơn, chắc chúng ta đã chẳng nhìn thấy gì", nhà thiên văn học David Burrows, nhà khoa học hàng đầu về kính viễn vọng tia X ở Swift nói.

Vào đỉnh điểm, vụ nổ tia gama đã sản sinh ra khoảng 145.000 lượng tử ánh sáng tia X trong một giây, sáng gấp từ 10-15 lần so với bất cứ vụ nổ nào khác mà Swift ghi lại được.

(Theo  Hanoimoi Online // Discovery News)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị