Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất hiện thực phẩm biến gien

Thực phẩm biến đổi gien đã xuất hiện trên nhiều mẫu nông sản, thực phẩm nhưng không được dán nhãn theo quy định

Trên thị trường TPHCM, sự có mặt của GMO (sinh vật biến đổi gien) trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến là rõ nét với khoảng 34,37% (111/323 mẫu lấy thử nghiệm tại 17 chợ, siêu thị). Đó là kết luận của kỹ sư Trần Thị Mỹ Hiền, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, tại đề tài nghiên cứu Khảo sát sự có mặt của GMO trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến khác đang lưu hành trên thị trường TPHCM.


Nhiều mẫu bắp được khảo sát có GMO. Ảnh: ĐỖ QUYÊN

34,37% mẫu có GMO

Trong 111 mẫu nói trên, có 45 mẫu bắp (chiếm 40,54%), 29 mẫu đậu nành (chiếm 26,13%),15 mẫu khoai tây (chiếm 13,51%), 10 mẫu cà chua (chiếm 9,01%)...

Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm cũng cho thấy còn 22/45 mẫu bắp được xác định dương tính với GMO nhưng chưa xác định được loài, do hiện nay việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn về phép thử mới chưa theo kịp tốc độ phát triển của các loại GMO mới. Đối với đậu nành cũng có 17 mẫu chưa xác định loại biến đổi gien...

Điều đáng lo ngại cho người tiêu dùng là có 7 mẫu khoai tây biến đổi gien EH 92-527-1 chiếm 58,33%, là dòng khoai tây không sử dụng làm thực phẩm truyền thống mà dùng cho mục đích công nghiệp. Đây là vấn đề cần đặt ra đối với các nhà quản lý trong quá trình sản xuất, lưu thông khoai tây và các sản phẩm từ chúng.

Như vậy, GMO đã có mặt trong nhiều loại sản phẩm từ hạt giống, nguyên liệu đến sản phẩm chế biến.

Cần quy định cụ thể để quản lý GMO

Được biết các bộ Tài nguyên và Môi trường, Khoa học Công nghệ, Thủy sản, Y tế, NN-PTNT, Thương mại, Công nghiệp, Viện Khoa học và Công nghệ VN... đã xây dựng dự thảo quy chế quản lý an toàn sinh học đối với những sinh vật biến đổi gien, sản phẩm và hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien và đến tháng 8-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy định 212/2005/QĐ-TTg, trong đó nêu sinh vật biến đổi gien và hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien phải được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học. Theo đó, sản phẩm, hàng hóa là sinh vật biến đổi gien, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien lưu thông buôn bán trên thị trường phải ghi trên bao bì dòng chữ “Sản phẩm có sử dụng công nghệ chuyển gien”. Tuy nhiên, tất cả các mẫu theo khảo sát trên đều không được dán nhãn là sản phẩm có sử dụng công nghệ gien theo yêu cầu của quy định 212/2005.

Cũng cần nói thêm, trong thực tế, văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc đánh giá an toàn và rủi ro sinh học đối với những sinh vật biến đổi gien, danh mục các GMO được phép lưu hành trên thị trường và tiêu chí để đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm biến đổi gien vẫn chưa được ban hành. Ngoài ra, một số thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gien chưa kịp thời phổ biến đến người sản xuất và người tiêu dùng.

“Các bộ, ngành trong phạm vi quản lý của mình cần có những quy định hoặc hướng dẫn cụ thể (dán nhãn sản phẩm, truy tìm nguyên gốc...) để quản lý GMO phù hợp cho từng loại sản phẩm trên để các doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ dàng thực hiện và áp dụng...” - kỹ sư Trần Thị Mỹ Hiền đề nghị.

Tình hình quản lý cây trồng biến đổi gien

Tại Mỹ, Cục Chăn nuôi và trồng trọt - Bộ Nông nghiệp có chức năng quản lý các sản phẩm GMO lưu hành trên thị trường và trong phạm vi khảo nghiệm. Cục Bảo vệ môi trường có vai trò giám sát thực vật biến đổi gien ngoài môi trường, còn Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm có vai trò đánh giá an toàn thực phẩm và thức ăn gia súc biển đổi gien.

Tại Philippines, bất kỳ sản phẩm GMO nào lưu hành trên thị trường phải được cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp cho phép và được đánh giá rủi ro an toàn trước khi đưa ra môi trường. Ngoài ra, một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Indonesia... đã thành lập Ban An toàn sinh học quốc gia và đã xây dựng một số hướng dẫn trong việc đánh giá rủi ro và an toàn sinh học đối với GMO...

Mặc dù mỗi quốc gia có những phương pháp quản lý khác nhau trong việc kiểm soát GMO nhưng nói chung, mọi sản phẩm GMO đều được đánh giá an toàn và rủi ro sinh học trước khi đưa ra môi trường và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.

(Trích đề tài Khảo sát sự có mặt của GMO trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến khác đang lưu hành trên thị trường TPHCM)

 

 

(Theo Văn Tú // Nguoilaodong Online)

  • Mô phỏng vụ nổ "Big Bang" ở mức độ vi mô
  • Giải mã tiếng cười
  • Phương pháp phát hiện Melamine trong sữa
  • Đã có “mắt điện tử”
  • 10 loài trên cạn mạnh nhất
  • Sô-cô-la không còn là “tội đồ”
  • Robot biết cười
  • Gương thần giúp trang điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị