Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Tĩnh: Hội thảo đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá Vược bằng lồng trên sông tại Cẩm Xuyên

Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá Vược bằng lồng trên sông tại Cẩm Xuyên”, được sự nhất trí của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh, vừa qua, UBND huyện Cẩm Xuyên đã tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá Vược bằng lồng trên sông tại Cẩm Xuyên.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Văn Tần - Bí thư huyện uỷ huyện Cẩm Xuyên; Nguyễn Đình Hải, Phó Giám đốc Sở KH&CN; đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Hà Tĩnh, Ngân hàng Chính sách huyện Cẩm Xuyên, đại diện lãnh đạo các xã Cẩm Nhượng, Cẩm Phúc, Cẩm Trung, Thiên Cầm, Cẩm Lĩnh và các hộ ngư dân các xã ven biển trong huyện.

Các đại biểu đã tham quan mô hình nuôi cá Vược bằng lồng trên cửa sông Nhượng. Với quy mô 5 ô lồng nuôi, tổng thể tích 150 m3, trong năm 2008, nhóm nghiên cứu đề tài đã thả nuôi 1200 con giống cá Vược cỡ 6 cm, sau 5 tháng thả nuôi cá phát triển tốt, đến nay đạt trọng lượng bình quân 700 g. Qua tìm hiểu thông tin cho thấy, cá Vược là loài có phổ sinh thái rộng, dễ thích nghi với sự biến đổi điều kiện môi trường, ít dịch bệnh, tăng trọng nhanh. Thức ăn chủ yếu của cá vược là cá tạp tươi, với khoảng 3 - 4 kg cá tạp cho 1 kg cá Vược thương phẩm. Với tổng mức đầu tư cho lồng bè ước tính 50 triệu đồng và khấu hao trong vòng 5 năm, tổng vốn lưu động đầu tư cho sản xuất là 32 triệu đồng, ước tính vụ nuôi năm 2008 mô hình cho sản lượng khoảng 800 kg cá thương phẩm, đưa lại lợi nhuận 28 triệu đồng.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo một số kết quả nghiên cứu của đề tài và dự thảo quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược bằng lồng trên sông, đồng thời thảo luận các giải pháp nhằm đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, nhân rộng mô hình nuôi cá Vược bằng lồng trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên nhằm khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế về mặt nước của huyện.

Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đức Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện đã đánh giá cao những kết quả đạt được của đề tài cũng như sự nỗ lực, cố gắng của nhóm nghiên cứu.

Từ những kết quả đạt được và các ý kiến nêu ra tại Hội thảo cho thấy, nuôi cá Vược bằng lồng trên sông là một nghề mới, phù hợp với điều kiện của địa phương và thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo ngư dân.

Để nhân rộng kết quả nghiên cứu, trong thời gian tới, UBND huyện Cẩm Xuyên sẽ phối hợp với các cấp ngành tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khoa học trong công tác giống, thức ăn và nâng cao kiến thức cho người dân, đồng thời chỉ đạo Phòng NN&PTNT, các xã có tiềm năng mặt nước xây dựng kế hoạch để triển khai dự án nuôi cá lồng trên sông, trong năm 2009 dự kiến triển khai 10 hệ thống lồng nuôi tại các xã Thiên Cầm, Cẩm Lĩnh, Cẩm Nhượng. Bên cạnh đó, yêu cầu đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài tiếp tục chỉ đạo thành công vụ nuôi năm 2008 và hoàn thiện quy trình kỹ thuật, báo cáo tổng kết đề tài để làm cơ sở khoa học cho quá trình ứng dụng, nhân rộng và nghiệm thu cấp tỉnh.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị