Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội thảo toàn quốc: Các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN địa phương lần thứ nhất

Trong 2 ngày 20 - 21.11.2008, tại Đà Nẵng, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội thảo toàn quốc các trung tâm ứng dụng tiến bộ  KH&CN địa phương lần thứ nhất. Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Bộ KH&CN, Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, Lãnh đạo 44 Sở KH&CN và Giám đốc 50 Trung tâm ứng dụng tiến bộ  KH&CN (sau đây viết tắt là TT) trong toàn quốc. Đây là lần đầu tiên Lãnh đạo các Sở KH&CN và các TT trong cả nước có một diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp nhằm củng cố và phát triển đơn vị tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP (sau đây viết tắt là NĐ 115).

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề: Vai trò của Lãnh đạo địa phương và Sở KH&CN đối với hoạt động của các TT, tình hình đầu tư, phát triển, xây dựng tiềm lực cho các TT thời gian qua; Mô hình tổ chức thích hợp cho các TT trong giai đoạn mới và bài học thành công của các TT điển hình; Nguyên nhân các TT chưa chuyển đổi sang hoạt động theo NĐ 115; Vấn đề tăng cường tiềm lực cho các TT đáp ứng yêu cầu ứng dụng KH&CN của địa phương; Khả năng hình thành chương trình khung hỗ trợ ứng dụng KH&CN của Bộ KH&CN thông qua các sản phẩm trọng điểm của địa phương trong từng thời kỳ; Kinh nghiệm triển khai các hoạt động dịch vụ công về KH&CN.

Đa số các đại biểu cho rằng, việc chuyển đổi các TT theo NĐ 115 là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị hai vấn đề chính là: Lùi thời hạn chuyển đổi đến năm 2011 và để tăng cường nguồn lực của các TT còn yếu, đề nghị Bộ KH&CN có sự phân loại các TT và có sự hỗ trợ phù hợp, giúp các TT từng bước chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thành công.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đề nghị:

Đối với các Sở KH&CN: Tiếp tục tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh trong việc xác định rõ vai trò, vị trí của các TT đối với hoạt động KH&CN của địa phương, đặc biệt là đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh hỗ trợ các TT chuyển đổi sang hoạt động theo NĐ 115 thông qua việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các TT thực hiện các nhiệm vụ cấp nhà nước, cấp tỉnh và cơ sở; hỗ trợ và tạo điều kiện về kinh phí cho cán bộ, viên chức của TT được đi tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với các TT: Chủ động tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm về ứng dụng và chuyển giao công nghệ, mô hình tiến bộ kỹ thuật với Sở; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ, viên chức để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; chủ động xây dựng phương án phát triển và chuyển đổi hoạt động theo NĐ 115; chủ động nghiên cứu tiếp thu và làm chủ một số công nghệ, mô hình đặc thù của địa phương để chuyển giao, phổ biến nhân rộng và nâng cao trình độ công nghệ; chủ động triển khai các hoạt động dịch vụ công về KH&CN; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo trung ương và địa phương, các doanh nghiệp… để tiếp thu công nghệ, nắm bắt nhu cầu công nghệ, qua đó đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn; chăm lo đời sống, có phương án nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức, tạo môi trường thu hút cán bộ trẻ vào làm việc.

Đối với các đơn vị thuộc Bộ KH&CN: Vụ Kế hoạch - tài chính hướng dẫn các TT quy trình xây dựng dự án đầu tư phát triển, cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương để sử dụng được nguồn kinh phí đầu tư phát triển KH&CN; xây dựng quy chế hướng dẫn quản lý sử dụng nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ có tính chất liên tỉnh từ nguồn kinh phí của trung ương và địa phương. Đối với vụ Tổ chức cán bộ: Hướng dẫn và hỗ trợ các TT tháo gỡ khó khăn, tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động theo NĐ 115. Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ hướng dẫn về hoạt động dịch vụ công, về thẩm định công nghệ, đánh giá trình độ công nghệ, xây dựng biểu phí thẩm định công nghệ. Ban KH&CN địa phương giúp các TT xây dựng đề án đầu tư, phát triển; là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, đề tài/dự án, phối hợp với các đơn vị của Bộ thẩm định dự án, theo dõi quá trình phê duyệt và phân bổ kinh phí của các đề tài/dự án. Chương trình nông thôn - miền núi giúp các TT xây dựng các dự án ứng dụng KH&CN đáp ứng yêu cầu của Chương trình để các TT có cơ hội tham gia nhiều hơn, chất lượng và hiệu quả hơn. Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ là đầu mối phối hợp xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo (trong và ngoài nước) các kỹ năng chung về công nghệ, chuyển giao công nghệ…; hướng dẫn các TT xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; là đầu mối liên kết thông tin, hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ trung ương tới địa phương và giữa các địa phương; phổ biến kinh nghiệm điển hình, mô hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị