Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà khoa học và doanh nghiệp bắt tay chưa chặt

Không ít doanh nghiệp quá “sính ngoại” mà xem thường khả năng, trình độ khoa học - công nghệ trong nước. Mối liên kết hai nhà: nhà khoa học - nhà doanh nghiệp hiện còn lỏng lẻo.

Chỉ thành công khi đáp ứng nhu cầu xã hội

“Nghiên cứu khoa học mà không tạo được lòng tin với con người, với doanh nghiệp thì không thể chuyển giao công nghệ được...”, tiến sĩ Trần Xuân Hạnh, Phó tổng giám đốc Công ty Thuốc thú y Trung ương (Navetco) nhận xét.

Năm 2003, khi bệnh dịch tả trên thỏ đang hoành hành mà chưa có thuốc đặc trị, một nông dân ôm thỏ tới Công ty Navetco trình bày cần một loại thuốc có thể cứu được đàn thỏ đang chết dần. Tiến sĩ Hạnh lúc đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thú y đã đưa ra điều kiện: “Tôi nghiên cứu được cho anh với điều kiện anh phải cung cấp thỏ cho chúng tôi thử nghiệm”.

Sau một năm, trung tâm đã thành công với loại thuốc đặc trị cho bệnh tả cứu được đàn thỏ cả nước.

Dây chuyền may được khiển bằng máy tính giúp giảm 30 lao động, tăng 20% doanh thu...
Ảnh: Thái Ngọc

7 năm sau ngày nghiên cứu thành công “Công nghệ sản xuất giống và nuôi cua biển”, đến nay, có hơn 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đến đặt vấn đề chuyển giao.

Gần đây, công nghệ sản xuất giống và nuôi hải sâm không chỉ chuyển giao được cho các đơn vị trong nước mà còn chuyển giao được cho các công ty, tổ chức ở Philippines...

“Những nghiên cứu sát với thực tế này đã đem lại khoản thu nhập không nhỏ cho cán bộ, khiến họ yên tâm công tác và gắn bó với công việc nghiên cứu”, tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Nha Trang) kể về hoạt động nghiên cứu gắn với thực tế của viện.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch Hội Cơ khí TP HCM kể lại câu chuyện thiết kế hệ thống nâng cao năng suất tự động đục bìa cho máy Jacquard, dệt vải gấm, khăn lông và mền len trên cơ sở phối hợp của nhiều ngành cơ khí, tin học, may mặc...

Nhờ sự kết hợp này mà năng suất đục bìa tăng 10 lần, thời gian ra mẫu sản phẩm mới là từ 1- 2 ngày thay vì vài tháng và có thể dệt các sản phẩm có độ phức tạp gấp 10 lần so với trước...

Khi đã chứng minh được tính hiệu quả, nhiều công nghệ đã được triển khai tại hầu hết công ty dệt Jacquard ở phía Nam như: Long An, Thái Tuấn, Phước Thịnh... “Công nghệ còn là sự liên kết nhiều ngành nghề chứ không thể “đơn thương độc mã” được”, ông Tuấn nói.

Bắt tay nhau để cùng có lợi

Theo tiến sĩ Trần Xuân Hạnh, nguyên nhân khiến nhiều công trình nghiệm thu, báo cáo thành công nhưng không thể chuyển giao được là do nghiên cứu mà không chú trọng đến nhu cầu của xã hội. Nhiều đề tài nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức thành công trong phòng thí nghiệm… mà không tiếp tục sản xuất thử nghiệm, đánh giá hiệu quả kinh tế của sản phẩm nghiên cứu. 

Tiến sĩ Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc dầu ĐH Bách khoa TP HCM phản ánh: “Nhiều đề tài không thể xin được kinh phí, nhưng lại có tình trạng rải kinh phí cho nhiều đề tài trong một lĩnh vực. Ví dụ như nghiên cứu về biodiesel, cả bộ, tỉnh, trường... đều cùng nghiên cứu bằng tiền nhà nước.Tại sao lại phí phạm như thế?”.  

Ở góc độ khác, tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu phàn nàn, không ít doanh nghiệp đã quá chú trọng đến sản phẩm nước ngoài, xem thường khả năng và trình độ khoa học công nghệ trong nước, nên đã bỏ qua nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành thấp trong nước.

Khi doanh nghiệp tin tưởng đặt hàng, với các chỉ tiêu cụ thể cho sản phẩm, sẽ tạo ra động lực liên kết và cả áp lực giúp nhà khoa học nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Năm 2008, các Techmart huy động 1.161 đơn vị trong và ngoài nước tham gia, giới thiệu chào bán 4.875 công nghệ và thiết bị, 1.232 gian hàng, 939 hợp đồng và bản ghi nhớ đã đựoc ký kết với giá trị 1.232, 2 tỷ đồng.

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã trở thành cầu nối giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp, với trên 1.000 giao dịch trực tiếp được thực hiện tại đây. Trong đó, có gần 50 hợp đồng được ký kết với tổng giá trị hơn 20 tỷ đồng trong năm 2008.

Năm 2008, thị trường công nghệ Việt Nam đã vượt mức 4 tỷ USD. Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây, còn 10% doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 70 của thế kỷ trước; 30% của những năm 80 và 50% của những năm 90.

(Theo Báo Đất Việt)

  • Phát hiện loài gà lôi lam mào trắng bị xem là đã tuyệt chủng
  • Chế tạo máy thu gom, đóng kiện rơm rạ
  • Làm sạch rau bằng tia nước mạnh 400 km/h
  • Viện Công nghiệp thực phẩm
  • Nhà khoa học Việt Nam góp phần thay đổi thế giới
  • Vinh dự của một nhà khoa học Việt Nam
  • Viện Công nghệ sinh học
  • Viện khoa học và công nghệ Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị