Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân: 9 nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp châu Á

Phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp châu Á chiều 23-4, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Việt Nam có đội ngũ nhân lực trẻ đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước…

Hỗ trợ người nghèo


Phó Thủ tướng đưa ra 9 nhiệm vụ chiến lược để thúc đẩy phát triển. Đó là phấn đấu nền nông nghiệp đủ chu cấp và xuất khẩu. Hiện nay gạo, cà phê là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 2 thế giới, còn mặt hàng chè đứng thứ 5 trên thế giới. Đồng thời, công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu các mặt hàng được hỗ trợ yếu tố nước ngoài như đóng tàu, công nghệ thông tin, điện tử… Phát triển các khu vực dịch vụ hiện đại: y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng, năng lượng, giao thông vận tải, cấp nước và viễn thông, đảm bảo công lý và cung cấp nền giáo dục, y tế cao hơn và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Phó Thủ tướng phân tích, các huyện nghèo của đất nước nếu không có chính sách ưu tiên của Chính phủ thì vẫn nghèo. Vì thế, Việt Nam đã có chính sách đặc biệt dành cho 61 huyện nghèo trong cả nước để hỗ trợ thúc đẩy khu vực này phát triển. Chính phủ cũng khuyến khích dân cư tiết kiệm nhiều hơn để tránh nợ nần cao và rủi ro, bởi nếu chi tiêu vượt thu nhập sẽ không bền vững.

Giáo dục: 1+1=4

Nhiệm vụ quan trọng nữa là ưu tiên cao cho phát triển giáo dục, khoa học công nghệ. Hiện nay giáo dục Việt Nam cũng đang hưởng tới 20% ngân sách, đó là chưa tính các chương trình phát triển khác và khu vực giáo dục tư nhân. Việt Nam sẽ tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức. Hiện nay, đã có 50/63 tỉnh thành đạt được phổ cập giáo dục THCS và Chính phủ Việt Nam cũng đang hợp tác với các nước để xây dựng trường đại học đạt chuẩn quốc tế. Đến năm 2020, Việt Nam cũng phấn đấu đào tạo mới 20.000 tiến sĩ cho các trường đại học, 15.000 giảng viên và 15.000 giáo viên cho chương trình đào tạo nghề.

Để phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng cũng cho rằng: doanh nghiệp phải hợp tác với trường đại học để có giáo trình đào tạo phù hợp, sinh viên ra trường có thể đáp ứng được công việc. Sau 12 cuộc hội thảo về vấn đề này được tổ chức cũng đã có tới hàng trăm hợp đồng được ký kết với Chính phủ để đào tạo nguồn nhân lực. Mô hình 1+1=4 và nhiều hơn nữa cũng được Phó Thủ tướng minh họa cho phát triển giáo dục Việt Nam, tức 1 trường đại học phối hợp 1 doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực thì sẽ có 2 doanh nghiệp, 2 trường đại học được hưởng lợi từ đó và còn nhiều hơn nữa. Đồng thời cũng chú trọng xây dựng trường chuẩn quốc gia để đào tạo khoảng 1 triệu lao động mỗi năm phục vụ nông dân để họ ở lại với ruộng vườn. Chính phủ cũng đang có chủ trương hiện đại hóa các ký túc xá đại học, mong muốn 60% sinh viên có giường ngủ trong ký túc xá và mỗi năm xây dựng khoảng 150 giường cho đối tượng này…

(Theo TRUNG ĐỒNG - Báo điện tử Bình Dương)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị