Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sáng tạo vì Trường Sa

Giữa thủ đô Hà Nội, những con người chưa từng một lần đến Trường Sa nhưng lại đêm ngày nghiên cứu, sáng tạo vì Trường Sa.

Đó là những trái tim đầy nhiệt huyết với khát khao sáng tạo ra máy phát điện, máy lọc nước để đẩy lùi khó khăn cho những anh Bộ đội Cụ Hồ ngoài biển đảo.

Đó là những cán bộ khoa học thuộc Câu lạc bộ (CLB) Khoa học trẻ của Hà Nội. Với trái tim nóng, hoài bão nóng; họ cũng bao trăn trở với lo toan cuộc sống đời thường. Nhưng trong mỗi người, vẫn có chỗ cho sự sáng tạo vượt khó vì Trường Sa - vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Vì thế, họ luôn lao tâm sáng tạo.

"Trường Sa thiếu nước ngọt và thiếu điện. Nhưng sẽ là không phù hợp và quá tốn kém nếu như cứ mang máy phát điện, máy lọc nước hiện đại rồi đổ cả núi xăng dầu cho vận hành. Đây là "cái khoá" chặt nhất đóng cánh cửa tiện nghi cơ bản phục vụ bộ đội Trường Sa. Khát khao của chúng tôi là phải hoá giải "cái khoá" này và mở cánh cửa ngăn cách ấy". TS Ngô Anh Quân - thành viên CLB cho biết.

Hàng mấy tháng ròng, biết bao suy nghĩ, trăn trở. Điều nan giải nhất là làm sao tìm cho được "chìa khoá" là sự dễ làm, dễ vận hành, dễ áp dụng. Liên tục và miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm. Mô hình máy phát điện sức sóng, máy phát điện sức gió đã thành công.

Anh Hoàng Đức Cường - thành viên CLB - cho biết: Mô hình này được đánh giá là giải pháp mang tính thực tiễn cao và có thể áp dụng tại Trường Sa. Đây là thiết bị sản xuất điện từ sóng biển từ những linh kiện rất đơn giản như bộ xích líp xe đạp, dây chun, tua-bin tự tạo. Qua thử nghiệm, chiếc máy đã tạo ra nhiều năng lượng, thay thế được máy phát điện chạy xăng dầu. Đặc biệt chiếc máy này còn được thiết kế nhỏ gọn cho vận chuyển, vận hành linh hoạt, phù hợp với điều kiện vùng biển đảo.

Ngoài ra, CLB cũng chế tạo được mô hình thử nghiệm máy phát điện kết hợp lực sức sóng và gió. Ưu điểm của loại máy này là cùng một thời gian, năng lượng sản sinh ra mạnh hơn.

Còn với chiếc máy lọc nước, TS Ngô Anh Quân cho biết: Đây là chiếc máy vận hành theo phương pháp tự nhiên. Cơ chế hoạt động của chiếc máy này là ngưng tụ nhưng lọc thành công nước biển thành nước ngọt phục vụ cho tắm giặt, sinh hoạt đời sống của chiến sĩ. Ưu điểm của chiếc máy này là dễ ứng dụng, phù hợp với điều kiện khí hậu vùng hải đảo. Việc kiểm chứng đã được tiến hành tại đảo Bạch Long Vĩ.

Kết quả với mô hình thiết bị hộp kính đã chế tạo, mỗi mét vuông có thể cung cấp từ 8,5 - 10 lít nước ngọt/ngày. Trong những ngày Tết đến xuân về, những chiếc máy hữu dụng cùng tấm lòng của biết bao người lại được gửi tặng các chiến sĩ đảo Trường Sa thân yêu.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Sản xuất thành công giống cá đối nhân tạo
  • Các "nhà khoa học" sinh viên
  • Phẫu thuật cắt hai khối u khổng lồ trên mặt bệnh nhân
  • Ba nữ khoa học gia nhận học bổng 300 triệu đồng
  • Thí nghiệm hút tách bùn hồ Gươm
  • Đóng góp cho cộng đồng bằng chính CPU của bạn
  • Nhiều ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp KHCN
  • Nhìn từ góc độ biến đổi khí hậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị