Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuốc trừ bọ đậu đen từ hạt cây có dầu

Từ 20 năm nay, bọ đậu đen “tấn công” nhà dân ở nhiều nơi thuộc tỉnh Bình Dương. Mãi đến gần đây, mới có loại thuốc đặc trị loại bọ này, do Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP HCM bào chế từ hạt các loại cây có dầu.

“Đốt nhà” vẫn không thoát 

Trường cấp 2 Long Bình, xã Long Nguyện, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương có 10 phòng thì tất cả đều bị bọ đậu đen tấn công. Nhiều hôm, nhà trường đành phải dời bàn ghế ra ngoài trời học vì bọ bu kín bàn ghế. Chưa kể mùi hôi, chúng còn mang thêm con mạt gây ngứa. Đã có người phải... đốt nhà, chuyển đồ đạc đi nơi khác mà vẫn bị loài côn trùng này tấn công.

Thuốc diệt bọ đậu đen có nguồn gốc thực vật. Ảnh: Thái Ngọc

“Trị hoài không hết, nhiều người nghĩ đây là chuyện ma quái nên mời thầy, sắm đồ cúng”, một nông dân xã Lai Uyên, huyện Bến Cát phản ánh. Cả xã Long Nguyên có hơn 2.000 hộ thì đã có hơn 50 hộ bị bọ đậu đen “tấn công”. Đa số những hộ này đều ở gần vườn cao su.

Theo những người am hiểu, ấu trùng bọ đậu đen sống chủ yếu dưới lá mục của các vườn cao su. Vào đầu mùa mưa và nhất là những đêm trăng sáng là thời điểm sinh sản của bọ đậu đen. Thời kì này, chúng bay tứ tán vào nhà dân và mang theo chất dịch hăng hắc để thu hút đồng loại và lưu mùi lại. Vì thế, nhà nào đã “dính” thì coi như xong, dù có… đốt nhà thì vật dụng trong nhà vẫn còn mùi của bọ đậu đen, nên khi dựng nhà mới hoặc chuyển nhà đi nơi khác thì năm sau chúng vẫn theo mùi mà tìm đến.

Diệt tận gốc 

Để diệt loại bò này, người ta xịt thuốc trừ sâu nhưng cũng không có hiệu quả cao. Ngoài ra, mùi hôi của thuốc còn ảnh hưởng đến người, động vật nuôi. Xuất phát từ thực tế này, Sở KH-CN tỉnh Bình Dương đã đặt hàng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP HCM nghiên cứu loại thuốc đặc trị bọ đậu đen.
Người dân đang phun thuốc diệt bọ.

PGS-TS Hồ Sơn Lâm cho biết, loại thuốc này có hàm lượng tinh dầu chiếm từ 10-40% và 1% chất hoạt tính sinh học. Sau nhiều tháng, PGS-TS Lâm và các cộng sự tại đây đã nghiên cứu được 6 mẫu thuốc. Qua thử nghiệm, có ba trong số 6 mẫu trên cho kết quả tốt nhất, tức tiêu diệt bọ đậu đen đến 85% sau 1giờ phun. Giá thành sản xuất khoảng 6.000 đồng/100ml và có thể pha với 5 - 6 lít nước khi sử dụng. 

Đặc điểm của loại thuốc này là làm tê liệt hệ thần kinh của bọ đậu đen. Đặc biệt, nhờ được bổ sung các hệ oxyt kim loại có cấu trúc nano như bạc, titan, đồng vào thuốc nên thuốc còn có tác dụng tẩy mùi. Nhờ vậy, những lần sau, bọ đậu đen không tìm thấy mùi để đến. Ngoài ra, bọ đậu đen còn dễ bị hấp dẫn bởi mùi thuốc do thành phần thuốc có chất dẫn dụ là tinh dầu.  

“Sau khi phun thuốc có gốc sinh học này, gia đình vẫn sinh hoạt bình thường. Bọ đậu đen đến nay không còn trở lại nữa”, ông Nguyễn Văn Cải, ấp Bà Phải, xã Long Nguyên, huyện Phú Giáo, Bình Dương cho biết. 
 
Kết quả thử nghiệm độc tính của thuốc trên chuột do bộ môn dược lý lâm sàng, ĐH Y Dược TP HCM thực hiện, cho thấy thuốc không gây độc cho người.

(Theo Báo Đất Việt)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị