Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có còn tê giác?

Sau cái chết của con tê giác Java tại Vườn quốc gia Cát Tiên vào tháng tư năm nay, dư luận cho rằng : tê giác tại Việt Nam đã bị tuyệt chủng, bởi đây là con tê giác cuối cùng. Thực hư vấn đề này ra sao?

 Nhiều năm trước, đã xảy ra tranh cãi về số lượng tê giác

Vào năm 2006, lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên lần đầu tiên quay được hình một con tê giác Java (tê giác một sừng hay còn gọi là tê giác châu Á, hiện chỉ còn khoảng 60 con tại Vườn quốc gia Ujung Kulon, Indonesia), loại động vật cổ nhất trên thế giới còn sót lại tại khu Cát Lộc, VQG Cát Tiên. Trước đó, các chuyên gia đã dày công đặt máy ảnh tự động chụp hình, lấy dấu chân cũng như phân tê giác để xác định quần thể loại động vật đặc biệt quý hiếm này còn lại tại đây bao nhiêu con.

Trên cơ sở đó, tổ chức WWF tại Việt Nam, VQG Cát Tiên và các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo, liên tục những chuyến khảo sát thực tế và đi đến nhận định ban đầu: quần thể tê giác Java tại khu Cát Lộc còn ít nhất từ ba con trở lên, thậm chí có ý kiến cho rằng, còn từ năm đến sáu con và có thể “sinh con đẻ cháu”. Tuy nhiên, cùng thời điểm trên, một số nhà khoa học khác cũng dựa trên các bức ảnh, dấu chân tê giác, đồng thời lặn lội thực tế để đưa ra ý kiến phản biện là chỉ còn một con tê giác và không còn giá trị để bảo tồn.

Nghiên cứu sinh Ngô Văn Trí, Phòng Công nghệ & Quản lý môi trường – Viện Sinh học nhiệt đới khẳng định: “Tôi nghĩ giờ thì không còn tê giác nữa rồi, đến giờ này tôi dám khẳng định như vậy. Bởi vì theo tôi biết, những tin trước đó rất là nhiều chỉ còn một con tê giác và ngày đầu tiên chủ đề tôi làm để nâng cao nghề nghiệp và làm luận án tiến sĩ về con này nhưng cuối cùng tôi đã bỏ luận án giữa chừng. Tổ chức WWF đặt rất nhiều máy ảnh để chụp nó và chụp được rất nhiều bức ảnh, đồng thời qua thu thập dấu chân, phân tích cho thấy chỉ còn có một con duy nhất”.

Còn tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Giám Đốc Trung tâm Đa dạng sinh học phía nam thì cho biết: “Người ta cứ nói là còn năm đến sáu con tê giác, tôi thì chưa tin còn nhiều như vậy. Tôi nghiên cứu về tê giác 15 năm nay rồi, tôi cũng theo dõi và nghiên cứu tê giác ở Cát Lộc, VQG Cát Tiên. Vấn đề bảo tồn về tê giác ở Cát Lộc thì tôi cực kỳ thất vọng”.

Nhưng không hiểu vì lý do gì, ý kiến của các nhà khoa học này lại bị bỏ quên, mặc dù họ đã cảnh báo cách đây nhiều năm.

Dự án bảo tồn tê giác có bị phá sản?

Tin quần thể tê giác còn sót lại tại VQG Cát Tiên và có thể “ sinh con đẻ cháu” đã được dư luận cả thế giới đặc biệt quan tâm. Vì thế, từ năm 1998 đến nay, có rất nhiều tổ chức nước ngoài rót tiền vào VQG Cát Tiên để bảo tồn các loại động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có tê giác. Chỉ tính riêng Chính phủ Hà Lan đã hỗ trợ 6,5 triệu USD, trong số này, dành một phần ngân sách khá lớn để bảo tồn tê giác.

Tuy nhiên, sau cái chết bí ẩn của con tê giác tại VQG Cát Tiên vào tháng tư vừa qua, đến giờ dấu chân tê giác vẫn “biệt tăm, biệt tích”. Mặc dù Đội tuần tra tê giác của VQG Cát Tiên đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xác minh, nhiều ngày đêm nằm rừng nhưng vẫn chưa phát hiện được.

Về vấn đề này, Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên xác nhận: “Từ đầu năm 2010 đến giờ chúng tôi không phát hiện được dấu vết. Chỉ đến tháng tư vừa rồi mới phát hiện được bộ xương tê giác, cho nên đó là một yếu tố tôi rất lo ngại”.

Trước đó, tại cuộc họp với các ban, ngành liên quan của tỉnh Đồng Nai ở khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai, ông Thành đã từng úp mở đây có thể là con tê giác cuối cùng tại Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao cách đây nhiều năm, các nhà khoa học, nhà chuyên môn lại đưa ra nhận định có ít nhất là còn ba con tê giác trở lên? Theo Giám đốc VQG Cát Tiên, các nhà khoa học chỉ dựa trên dấu chân, ảnh chụp, mẫu phân thu thập để đưa ra nhận định, còn khâu quan trọng nhất và chính xác nhất là phân tích các mẫu ADN lại không được tiến hành. “Cơ sở những năm đó chỉ phân tích đo đếm dấu chân thôi, nhưng mà mang tính khoa học cao là phải xét nghiệm ADN mới khẳng định được. Kết quả điều tra khảo sát của đầu năm 2000 là chưa chính xác”, ông Thành nói.

 

(Theo CAO TÂN/NDĐT)

  • Chuyển giao kỹ thuật trong phẫu thuật can thiệp tim mạch
  • 10 sự kiện KHCN: Ngô Bảo Châu chiếm vị trí đầu
  • Hoạt động khoa học, công nghệ năm 2010: Giải bài toán cơ chế tài chính
  • Phát hiện di tích người nguyên thủy ở Hà Giang
  • Tìm nhanh E.coli trong nước
  • Ấp trứng bằng năng lượng mặt trời
  • Xe chữa cháy rừng đa năng
  • Nghiên cứu thành công công nghệ sấy chè mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị