Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biến vỏ cam thành nhiên liệu và chất kháng khuẩn

Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.

Mohammad Taherzadeh và nhóm nghiên cứu tại Khoa kỹ thuật, ĐH Boras, Thụy Điển đã từng thành công trong sản xuất ethanol và khí sinh học (biogas) từ nhiều lại chất thải khác nhau và hiện nay đang tập trung nghiên cứu vào chất thải từ cam quýt.

Trước đây, cam quýt bị bỏ đi thường bị loại ra khỏi quá trình tạo phân bón do nó chứa một chất kháng khuẩn có tác dụng làm chậm sự phân rã.

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra rằng lớp vỏ có tính axit của chúng có nhiều tác dụng hơn chúng ta tưởng. Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp sản xuất bốn sản phẩm từ chất thải cam quýt, gồm: Limon - một tác nhân kháng khuẩn, Pectin - một tác nhân keo được sử dụng làm mứt và thạch, Biogas - khí tự nhiên có thể nén, chạy động cơ và Ethanol - một chất đốt đã có lịch sử rất lâu đời. 

 

Daniel Yar Hamidi, giám đốc điều hành Inicia và giáo sư Mohammad Taherzadeh, chủ nhiệm công trình nghiên cứu. Đơn xin cấp bằng sáng chế cho quy trình xử lý trên đã được trình lên Cơ quan đăng ký sáng chế Thụy Điển.

Cả Mohammad Taherzadeh và Daniel Yar Hamidi đều tin rằng quy trình chuyển đổi chất thải từ cam quýt thành các sản phẩm trên sẽ thành công, đặc biệt là ở các nước có khí hậu ấm áp và trồng nhiều cam quýt.

Taherzadeh cho biết: "Những nơi như vậy sẽ có nhu cầu cao về các thiết bị thế này. Tại Boras, chúng tôi có tới 10.000 tấn chất thải từ cam quýt mỗi năm. Chúng tôi cần cố gắng hơn nữa. Nếu đi đúng hướng, chúng tôi có thể vừa bán kiến thức của mình lại vừa cải thiện môi trường toàn cầu."

Nhà máy sản xuất Ethanol của FPL Energy tại Florida, Mỹ cũng phát triển kế hoạch xây dựng một nhà máy chuyển đổi các chất thải từ cam và bưởi thành ethanol với năng suất 15 triệu lít ethanol một năm.

(Theo Báo Đất Việt/GizMag)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phát hiện về gen liên quan đến béo phì ở trẻ em
  • ADN của chuột túi có thể ngăn ung thư da ở người
  • Ăn nhiều thịt đỏ dễ bị ung thư tuyến tiền liệt
  • Sử dụng keo dán để làm liền vết mổ phanh ngực
  • Phương pháp điều trị nhồi máu não bằng siêu âm
  • Metformin tăng công dụng vắcxin ngừa ung thư
  • Virus tại Nam Cực có mức độ đa dạng gen cao
  • Hy vọng mới cho điều trị bệnh ung thư máu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị