Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh giác với bệnh viêm gan virut A

Hầu hết bệnh nhân bị viêm gan virut A đều bị lây bệnh từ thức ăn và nước nhiễm bẩn, hoặc phải tiếp xúc chăm sóc người bệnh. Đối với bà con trong vùng lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng, điều kiện vệ sinh kém nên càng dễ lây lan viêm gan virut A. Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả?

->> Chuyên đề: Bệnh gan và những điều cần biết

Bệnh viêm gan virut A lây truyền như thế nào? 

Sơ đồ cơ chế bảo vệ cơ thể của vaccin viêm gan A.

Virut viêm gan A (HAV) thường lây truyền theo đường ăn uống. Ở người bị bệnh viêm gan A, virut có nhiều trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu và nhiều nhất là trong phân. Nếu một người nhiễm virut A làm công việc nấu ăn hay phục vụ trong nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể thì khả năng họ làm lây lan bệnh là rất cao. Mọi người có thể nhiễm virut do uống nước nhiễm bẩn, ăn các thức ăn như nghêu, sò, ốc hến, tôm, cua nấu chưa chín kỹ... Những người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, nhất là người đó không có triệu chứng cũng rất dễ bị lây bệnh. Bệnh lây lan mạnh nhất trong thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện, mà tiếc thay, chúng ta lại không thể biết để phòng tránh. Trong vùng lũ lụt, các đầm lầy, ao tù, nước đọng là nơi tồn tại của virut viêm gan A, chúng xâm nhập vào tôm, cua, sò ốc... Nếu chúng ta bắt tôm, cua, ốc... để làm thức ăn mà không được nấu chín kỹ sẽ bị nhiễm virut viêm gan A. Khi tắm rửa, bơi lội, rửa rau, thức ăn... trong các hồ, ao có nguồn nước nhiễm virut viêm gan A thì  bị nhiễm virut này.

Chán ăn, sốt nhẹ, vàng da - Biểu hiện của bệnh

Trong cộng đồng, một số người bị viêm gan A mà không hề có triệu chứng nên rất khó phát hiện. Trẻ em bị bệnh thường có biểu hiện bệnh nhẹ, trong khi triệu chứng bệnh ở trẻ lớn và người lớn lại nặng hơn. Sau khi bị nhiễm virut từ 2 - 3 tuần, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc có cảm giác khó chịu ở bụng, đặc biệt đau vùng gan ở dưới hạ sườn phải, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da và mắt, đau cơ, ngứa. Khi có các triệu chứng trên, bệnh nhân nên đi khám để làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.

Tiến triển và biến chứng

 

Bệnh viêm gan virut A thường hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 - 2 tháng. Hầu hết các trường hợp nhiễm HAV thường khỏi hoàn toàn mà không gây tổn thương nghiêm trọng nào. Những trường hợp nhẹ không cần điều trị vẫn bình phục hoàn toàn mà không gây viêm gan mạn tính. Khác với viêm gan B và C, viêm gan A không tiến triển thành viêm gan mạn hay xơ gan. Ở người cao tuổi và bệnh nhân bị các bệnh khác như suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và diễn biến bệnh sẽ nặng hơn. Hiếm gặp viêm gan bùng phát gây suy gan đe dọa tính mạng bệnh nhân. Một số nghiên cứu cho thấy viêm gan virut A có thể góp phần gây vữa xơ động mạch. 

Điều trị và phòng bệnh

Cho đến nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với viêm gan virut A. Việc điều trị chủ yếu là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tránh tổn thương gan vĩnh viễn. Bệnh nhân nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ba bữa chính để khắc phục chứng buồn nôn. Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa chua và bánh mì... Bệnh nhân cần nói cho bác sĩ điều trị biết các thuốc mà mình đang dùng, kể cả những thuốc tự mua uống, vì cần ngừng hay thay đổi một số thuốc để hạn chế tổn thương gan. Bệnh nhân phải kiêng rượu trong thời gian bị bệnh viêm gan.

Các biện pháp phòng bệnh gồm: tiêm globulin miễn dịch hoặc vaccin viêm gan. Globulin miễn dịch chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian ngắn, trong khi vaccin viêm gan có thể bảo vệ tới 20 năm. Người đã nhiễm virut viêm gan A thì không cần phải tiêm chủng vì đã có kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, những kháng thể này không bảo vệ khỏi nhiễm các loại viêm gan khác. Cần rửa sạch và gọt vỏ các loại rau quả tươi, tránh ăn thịt và cá sống hoặc tái. Dùng nước trong và sạch, đun sôi trước khi uống. Không nên tắm ở nguồn nước ô nhiễm. Dùng xà phòng rửa thật sạch tay sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, trước khi chuẩn bị nấu ăn hoặc ăn uống. Không dùng chung khăn mặt, bát đũa, cốc uống nước hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh.

Đối với bệnh nhân viêm gan A, cần có ý thức tránh lây bệnh cho người thân bằng cách dùng dụng cụ ăn riêng và rửa riêng bát đĩa bằng nước rửa bát hoặc bằng xà phòng diệt khuẩn. Bệnh nhân viêm gan virut A cũng không nên làm công việc nấu ăn hoặc chuẩn bị thức ăn cho người khác trong khi  đang bị viêm gan chưa khỏi. Vùng lũ lụt cần vệ sinh tốt nơi chứa nước sinh hoạt, tẩy uế và cho thuốc sát khuẩn. Chỉ sử dụng nước đã làm trong, khử khuẩn cho sinh hoạt và nấu ăn. Nơi có dịch cần uống vaccin phòng viêm gan A.

(Theo tinsucKhoe.com)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Thuốc từ cây nghệ giúp tái tạo não sau đột quỵ
  • Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến sự phát triển phổi
  • Phát hiện mới về 'thủ phạm' gây béo
  • Mẹ bổ sung folic acid và sắt sinh con thông minh
  • Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày
  • Ung thư đại trực tràng: Phát hiện sớm, 90% là chữa khỏi
  • Tìm bệnh Parkinson qua cách đi xe đạp
  • Đoán giới tính của trẻ qua chế độ ăn uống của mẹ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị