Theo một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bloomington và Đại học Brown (bang Indiana, Mỹ), một loại vi khuẩn có tên là Caulobacter cresentus cư ngụ ở sông suối và trong các ống mao dẫn ở người, thường dùng chất keo bền nhất trong tự nhiên để cố định vị trí của chúng.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, để tách được khuẩn C. crescentus ra khỏi ống hút phải cần đến một lực tương đương 1 micronewton. Bằng cách sử dụng các tế bào đột biến có thể tách được chất keo này khỏi bề mặt thuỷ tinh. Chúng tôi thử dùng nước rửa trôi nó nhưng không được”. Các nhà khoa học cho khuẩn C. cresentus dính vào thành một ống hút thuỷ tinh mỏng và dùng thiết bị điều khiển siêu nhỏ (micromanipulator) bắt dính một số tế bào của vi khuẩn rồi kéo nó khỏi ống, từ đó tính lực căng. Sau 14 lần thử, họ đã đi đến kết luận phải dùng một lực từ 0,11 đến 2,26 micronewton/một tế bào mới tách được vi khuẩn.
Khuẩn C. cresensus tự bám vào các tảng đá và các thành ống bằng cuống dài và mảnh. Ở cuối cuống là bộ phận bám có chất polysaccarit (chuỗi các phân từ đường). Các nhà khoa học cho biết, chất đường này đã giúp cho C. cresentus có được sức bám chặt như vậy. Có giả định cho là phải có loại protein kết dính đặc biệt gắn với phân tử đường ấy, nhưng thông tin này vẫn chưa được khẳng định. Chỉ có một điều chắc chắn, polysaccarit là chất rất dính.
Về lý thuyết, chất keo tự nhiên của C. cresentus có thể sản xuất hàng loạt được và ứng dụng cho việc che phủ bề mặt trong y học và kỹ thuật. Yves Brun, chuyên gia về vi khuẩn thuộc Đại học
Brun cho biết: “Thách thức lớn nhất là làm sao sản xuất được chất keo này với khối lượng lớn mà không để cho nó dính với bất kỳ chất nào dùng để sản xuất nó.”
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com