Hội nghị về Công nghệ Sinh sản Châu Á lần thứ II, tổ chức từ 2 đến 7.11 tại Thái Lan, với khoảng hơn 150 nhà khoa học, đã nhấn mạnh mục đích biến Châu Á thành một khu vực dẫn đầu trong kỹ thuật nhân bản.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu sinh học trong lĩnh vực tế bào gốc và các chuyên gia nhân bản hàng đầu thế giới đến từ các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản. Cũng trong Hội nghị này, các nhà tiên phong này mong muốn chia sẻ kiến thức và các kỹ thuật với các nhà khoa học ở các nước láng giềng chậm phát triển trong khu vực.
Nhiều nước châu Á, trong đó có Thái Lan và Việt
Theo GS Woo Suk Hwang, ĐH Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, có một tiềm năng vô cùng to lớn trong đội ngũ các nhà khoc học châu Á. Năm 2004, GS Woo Suk Hwang cùng các đồng nghiệp lần đầu tiên nghiên cứu thành công tách chiết tế bào gốc từ phôi thai.
Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và các chuẩn mực đạo đức khá thông thoáng thường được cho là nguyên nhân dẫn đến thành công của châu Á trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc. Tuy nhiên, GS Hwang chỉ ra rằng, sự thành thạo trong kỹ thuật mới là yếu tố then chốt.
Nhiều nhà nghiên cứu tế bào gốc đã nhận thấy nhiều phòng thí nghiệm ở châu Âu và Mỹ đang phải chiến đấu với những kỹ năng đã trở thành tinh xảo của các nhà khoa học châu Á. Nhiều nơi cần phải trang bị những máy móc siêu nhỏ dùng để chiết tách nhân tế bào trong suốt quá trình nhân bản vô tính. Trong khi đó, nhiều phòng thí nghiệm tại châu Á thậm chí chỉ được trang bị những cái tủ lạnh thông thường. Những cơ sở vật chất đó dường như không đủ đáp ứng cho những thử nghiệm các kỹ thuật nhân bản vô tính.
Chính vì vậy, GS Hwang cho rằng cần có một chương trình cụ thể để hợp tác trong lĩnh vực nhân bản vô tính và nghiên cứu quá trình tiến hóa của tế bào khỉ nhằm triển khai tìm hiểu các căn nguyên bệnh của con người. Ông tin rằng, một sự cộng tác giữa các nhà khoa học Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác với quyền nghiên cứu các thông tin về loài linh trưởng, sẽ hình thành một phần đầy ý nghĩa trong mạng lưới nghiên cứu của ông về sự trao đổi trong tế bào và các công nghệ nhân bản vô tính.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com