Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có 1.400 vi khuẩn sống ký sinh trong rốn người

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) phát hiện, rốn người là một tổ vi khuẩn, ký sinh khoảng 1.400 loại vi khuẩn, trong đó có 662 loài vi khuẩn chưa được biết tới.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã lấy mẫu nghiệm bằng tăm bông trong rốn của 95 người, sau đó phát hiện số lượng vi khuẩn cực lớn.

Cụ thể các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 1.400 loại vi khuẩn, trong đó có 80% đã được xác định chủng loại. Chúng là các quần thể vi khuẩn của 40 loại vi khuẩn thường gặp, chủ yếu là những vi khuẩn ký sinh trên da không gây hại. Số lượng vi khuẩn trong rốn có sự khác biệt tùy theo mức độ tẩy rửa rốn ở những người tham gia lấy mẫu nghiệm.

Theo các nhà khoa học trong cuộc sống hàng ngày, con người rất ít khi chú ý đến sự tồn tại của rốn và cũng rất ít người thường xuyên rửa sạch vi khuẩn. Đây chính là cơ hội tốt giúp vi khuẩn tồn tại.

Các nhà khoa học cho biết đây có thể là dự án nghiên cứu quy mô lớn nhất và duy nhất liên quan đến rốn người.
 
Ngọc Thúy (Vietnam+)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị