Nghiên cứu được đăng trên số báo hiện tại của tạp chí Tâm Lý (Psychological Science) được dẫn đầu bởi nghiên cứu sinh về tâm lý Kurt Gray cùng với giáo sư về tâm lý Daniel Wegner.
Đã lâu rồi chúng ta biết rằng, những trạng thái tâm thần của chúng ta có thể thay đổi cơn đau, nhưng những phát hiện này cho rằng những hiểu biết của chúng ta về các trạng thái tâm thần của người khác cũng ảnh hưởng đến chúng ta cảm nhận cơn đau như thế nào.
Gray cho biết “Nghiên cứu này cho thấy rằng thậm chí nếu hai sự việc có hại giống nhau về mặt thể chất, thì sự việc mà gây ra do cố ý thì gây đau đớn nhiều hơn”.
“So sánh một cái tát của một người bạn khi cô ấy cố giúp chúng tôi khỏi một con muỗi với một cái tát tương tự từ một người yêu bị phụ tình. Cái tát đầu tiên thì chúng ta quên đi nhanh chóng nhưng cái tát thứ hai thì làm chúng ta thấy đau cả đêm”.
Các tác giả của nghiên cứu nhận định rằng, sự làm hại một cách cố tình và vô tình có thể gây ra nhưng cơn đau ở mức độ khác nhau bởi vì chúng khác nhau về mặt ý nghĩa”.
Gray cho biết “Từ việc giải mã ngôn ngữ đến việc hiểu được các cử chỉ, tâm trí lấy ý nghĩa từ môi trường xã hội”.
“Một sự gây hại có chủ ý có một ý nghĩa khác một sự gây hại vô ý.”
Nghiên cứu gồm 48 người tham gia, chia theo cặp và một số thì tạo ra những âm thanh hay sốc điện.
Trong tình trạng cố ý, những người tham gia bị sốc khi đối tác của họ lựa chọn cách gây sốc.
Trong trạng thái vô ý, những người tham gia bị sốc khi đối tác của họ chọn giải pháp âm thanh.
Vì thế, trong tình trạng như thế, họ chỉ nhận một cơn sốc khi đối tác của họ không không có ý nhận cơn sốc đó.
Hiển thị máy vi tính đảm bảo rằng những người tham gia vừa biết sự lựa chọn của đối tác vừa biết rằng một cơn sốc sẽ đến, để chắc rằng cơn sốc không làm sửng sốt hơn trong tình trạng vô ý.
Mặc dù điện áp cơn sốc giống nhau trong các điều kiện, nhưng những người trong tình trạng do cố ý thì cho thấy độ sôc gây đau hơn đáng kể.
Ngoài ra, những người trong điều kiện do vô ý thì tập làm quen với cơn đau, cho thấy là mức độ đau đớn giảm. Trong khi những người trong điều kiện do cố ý thì tiếp tục cảm thấy thật sự đau đớn.
Ông cho biết “Cái gì càng đau, thì nhiều khả năng chúng ta chú ý và ngăn tất cả những gì làm chúng ta đau”.
“Nếu đó là một sự xâm hại một cách vô tình, những cơ hội là đó chỉ là một lần và không cần phải làm gì cả. Nếu đó là một sự xâm hại cố tình thì có thể đây là khởi đầu cho nhiều cái sau nữa. Vì thế cần chú ý và làm một điều gì đó cho nó. Thật dễ hiểu, cơ thể chúng ta và bộ não chúng ta có thể phóng đại cơn đau khi chúng ta biết cơn đau đó là dấu hiệu của các nguy cơ đối với sự tồn tại của chúng ta”.
Những phát hiện đó khẳng định việc con người trải qua đau đớn và những sự việc tiêu cực trong cuộc sống như thế nào. Nếu các sự việc mang tính tiêu cực theo chúng ta thấy là do có chủ ý, thì chúng càng gây đau đớn nhiều hơn.
Điều này giúp giải thích tại sao tra khảo thì hết sức gây đau đớn-không chỉ là vì kỹ thuật tra tấn gây đau đớn mà là ý nghĩ đóng vai trò quan trọng-làm cho cơn đau càng trở nên đau đớn hơn.
Mặt khác, nếu như các sự kiện mang tính tiêu cực mà chúng ta nghĩ là do vô tình thì chúng gây đau đớn ít hơn.
Điều này có thể giải thích một phần tại sao con người trong những mối quan hệ mà có sự lừa dối thì đôi khi lại tiếp tục duy trì chúng.
Bằng cách lý luận rằng một đối tác lừa dối không cố tình làm tổn thương, một vài nạn nhân có thể giảm cơn đau của họ. Điều này làm cho họ ít khả năng là chấm dứt mối quan hệ đó và thoát khỏi sự đối xử tồi tệ đó.
Nghiên cứu được bảo trở bởi Viện Y Tế Tâm Thần Quốc Gia (National Institute of Mental Health), Hội đồng nghiên cứu về con người và khoa học xã hội của Canada (Canadian Social Sciences and Humanities Research Council) và Viện nghiên cứu về con người (Institute for Human Studies).
(theo sciencedaily - Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com