Các nhà khoa học Cuba đã nghiên cứu và điều chế thành công một loại vắc-xin mới chống bệnh tả.
Theo Viện Phinlay, viện chuyên nghiên cứu điều chế vắc-xin và dược phẩm của Cuba, loại vắc-xin này được điều chế trên cơ sở quần thể vi khuẩn gây bệnh tả đã được làm yếu bằng công nghệ di truyền. Vắc-xin đã được thử nghiệm ở 100 người và đạt hiệu quả cao.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu là đánh giá khả năng duy trì tính miễn dịch của vắc-xin thông qua việc thử nghiệm ở các nước châu Phi thường xảy ra dịch bệnh tả và ở những vùng có nhiều người bị suy dinh dưỡng, sốt rét hoặc có HIV/AIDS như Môdămbích, Ghinê Xích đạo và Nam Phi.
Bệnh tả từng được loại trừ tại Mỹ Latinh nhưng đã trở lại hoành hành trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước ở khu vực này.
Hiện trên thế giới đã có vài loại vắc-xin phòng tả nhưng tỉ lệ người miễn dịch nhờ tiêm phòng chỉ đạt 30 đến 60%. Năm 1977, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi tiếp tục tiến hành nghiên cứu các vắc-xin phòng tả hiệu quả hơn.
Các vắc-xin hiện có được điều chế trên cơ sở vi khuẩn tả được làm yếu hoặc chết bằng nhiệt hoặc hoá chất và phải chờ vài tuần sau khi tiêm mới tạo được kháng thể ở người. Trong khi đó, vắc-xin do Cuba điều chế chỉ cần 2-3 ngày là phát huy tác dụng phòng bệnh.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com