Science Daily cho biết, nhà nhân chủng sinh vật học Leslie Seltzer của trường Đại học Wisconsin-Madison tại Mỹ cùng các đồng nghiệp cho một nhóm bé gái từ 7 đến 12 tuổi nghe một bài nói ngẫu nhiên và một loạt bài giảng toán trước nhiều người lạ. Hoạt động này khiến tim các cô bé đập nhanh và lượng cortisol – hoóc môn liên quan đến sự căng thẳng – tăng vọt.
Khi đó, một phần ba số bé gái sẽ được mẹ dỗ dành với những hành động như ôm, choàng tay quanh vai hay tương tự như vậy. Một phần ba số khác được xem một đoạn phim có cảm xúc trung tính dài 75 phút. Số trẻ còn lại được đưa cho một chiếc điện thoại để nói chuyện với người mẹ.
Kết quả khiến nhóm nghiên cứu cảm thấy sửng sốt.
“Hai nhóm trẻ được nói chuyện với mẹ gần như có cùng một phản ứng hoóc môn, dù là trực tiếp hay qua điện thoại”, Seltzer phát biểu.
Lượng oxytocin (thường được gọi là “hoóc môn tình yêu” và có liên quan chặt chẽ đến liên kết về mặt tình cảm) của những trẻ nghe giọng nói của mẹ tăng lên đáng kể, còn hoóc môn cortisol lại biến mất.
“Chúng ta vẫn biết trong giao tiếp xã hội, oxytocin chỉ được giải phóng khi có tiếp xúc về vật lý. Nhưng kết quả ở đây lại cho thấy rõ ràng rằng chỉ giọng nói của người mẹ cũng có hiệu quả tương tự như một cái ôm, ngay cả khi họ không ở đó”, Seltzer nói.
Seth Pollak – giáo sư tâm lý học, chủ nhiệm Phòng thí nghiệm Cảm xúc Trẻ em thuộc Đại học Wisconsin-Madison - cho biết: “Cảm giác nhẹ nhõm kéo dài sau thử thách căng thẳng đó. Trước khi về nhà, lũ trẻ cảm thấy thoải mái và lượng cortisol vẫn ở mức thấp.”
Theo Science Daily, Seltzer đang tiếp tục nghiên cứu về sự kích thích oxytocin qua các phương pháp giao tiếp khác như bằng tin nhắn. Bà hi vọng từ đối tượng con người, nghiên cứu sẽ tiếp tục được mở rộng ra các loài động vật khác, từ đó giúp tìm hiểu những vấn đề lớn hơn về hành vi xã hội và sinh học tiến hoá.
(Theo biethet.com)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com