Bệnh nhân AIDS có hi vọng được cứu trong tương lai nhờ các phương pháp mới. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho thấy liệu pháp gen có thể trở thành một vũ khí mới trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Tuy nhiên, giới khoa học khuyến cáo cần nhiều năm nữa mới có thể áp dụng rộng rãi biện pháp điều trị này.
Theo tiến sỹ Pablo Tebas, đồng chủ nhiệm công trình nghiên cứu này, các loại thuốc điều trị HIV/AIDS hiện nay cho phép bệnh nhân sống tương đối bình thường. Tuy nhiên, chúng lại gây ra nhiều tác dụng phụ và trong một số trường hợp, các bệnh nhân dần trở nên kháng thuốc.
Do đó, câu hỏi đặt ra là có cách nào để điều trị hoặc kiểm soát virus HIV/AIDS ở một mức độ mà bệnh nhân không phải sử dụng các loại thuốc phức tạp và đắt tiền nói trên.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sỹ Tebas và đồng nghiệp đã thực hiện việc tách các tế bào miễn dịch từ các bệnh nhân HIV/AIDS, chỉnh sửa những tế bào này và cấy chúng trở lại cơ thể của các người bệnh và họ không được điều trị bằng thuốc nữa.
Các nhà khoa học phát hiện thấy số lượng virus HIV/AIDS ở những đối tượng trên đều giảm so với dự kiến. Thậm chí, ở một người bệnh virus chết người này biến mất hoàn toàn.
Các nhà khoa học của Đại học Pennsylvania cho hay sẽ tiếp tục nghiên cứu biện pháp điều trị nói trên vì hiện tại họ vẫn chưa lý giải được tại sao điều này xảy ra, cũng như chưa biết được rằng liệu pháp điều trị này có tác dụng trong bao lâu vì các tế bào miễn dịch không tồn tại lâu dài.
Tuy nhiên, họ cho rằng đây là một phát hiện rất có ý nghĩa bởi hiện nay hàng nghìn bệnh nhân HIV/AIDS đã hoàn toàn kháng các loại thuốc điều trị hiện có.
Trong khi đó, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chống lây nhiễm HIV/AIDS Bryan William thuộc Trung tâm phân tích và mô hình hóa dịch tễ học Nam Phi khẳng định thế giới có thể ngăn chặn được đại dịch HIV/AIDS toàn cầu trong vòng 40 năm tới bằng cách sử dụng rộng rãi các chế phẩm chống retrovirus, một loại dược phẩm không chỉ làm chậm lại tiến triển của bệnh mà còn giảm đáng kể nguy cơ lây lan bệnh.
Phát biểu ngày 22/2, ông William nhấn mạnh nếu sử dụng các chế phẩm này, trong vòng 5 năm có thể ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, sau 10 năm sẽ giảm một nửa số bệnh nhân lao phổi liên quan tới HIV/AIDS và sau 40 năm có thể loại trừ hoàn toàn 2 sự lây nhiễm này.
Theo chuyên gia Bryan William, khi sử dụng dược phẩm chống retrovirus, mật độ virus HIV/AIDS trong máu giảm 10.000 lần, đủ để giảm 25 lần nguy cơ lây nhiễm.
Theo ông William, trở ngại chính trong chiến lược này là kinh phí cho chương trình phát thuốc miễn phí bởi bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc hàng ngày và suốt đời.
Tại Nam Phi, một trong những khu vực có tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới, để thực hiện dự án này cần 4 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, ông cho rằng sự tốn kém này sẽ mang lại lợi ích tương xứng, vì giảm số người bị nhiễm căn bệnh chết người này sẽ giúp giảm những chi phí điều trị những căn bệnh do HIV/AIDS gây ra cũng như giảm số người mất sức lao động./.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:
“Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” là chủ đề hội thảo khoa học do Hoffmann La Roche, và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Mặc dù lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 8/5 của các nhà khoa học Mỹ cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn còn mang lại hiệu quả cao hơn.
XDI-11 cảm biến hình ảnh bằng tia X là máy chụp X-quang kỹ thuật số được trang bị hệ thống LANMIT của Canon ngoài khả năng xem trước hình ảnh trong khoảng ba giây sau khi chụp, CXDI-11 còn có khả năng truyền tải yêu cầu kiểm tra và chia sẻ dữ liệu hình ảnh thông qua mạng lưới nội bộ bệnh viện. Hệ thống này tạo nên một bước nhảy vọt trong ngành y tế với hàng loạt những đặc tính vượt trội ở các hệ thống chụp X-quang.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Proceeding của NAS cho biết các nhà khoa học đang nuôi cấy một loài muỗi cải biến gen nhằm chống sự lan truyền của dịch bệnh sốt xuất huyết.
Thông báo hôm 18/2 của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp cho biết nhóm các nhà khoa học Mỹ và Pháp vừa phát hiện vật chất đối xứng vitamin A acid gây ảnh hưởng đến cơ thể của động vật có xương sống.
Thạc sĩ Lê Quang Hùng, Sở Y tế Bình Định đã nghiên cứu và ứng dụng thành công, hiệu quả điều trị thuốc Triclabendazole (TCZ) trên bệnh nhân tại Bình Định và được Bộ Y tế thống nhất phác đồ điều trị sán lá gan lớn tại Việt Nam.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Phúc Đán, Trung Quốc thông qua nghiên cứu tìm hiểu cơ chế mới về tác dụng “acetylation” của protein đã phát hiện bí mật về quá trình trao đổi năng lượng liên tục giữa sinh vật và thế giới bên ngoài.
Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người, một nghiên cứu mới đây cho biết, chìa khóa cho sự trường thọ có thể là tăng thêm một vài lạng. Nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn đã ở độ tuổi 70.
Viện chế tạo Horiba và Công ty điện máy ứng dụng của Nhật Bản vừa hợp tác nghiên cứu thiết bị y tế có thể lợi dụng sóng siêu âm để kiểm tra mật độ xương.