Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu pháp thể thực khuẩn: Thành tựu y học nổi tiếng của Liên Xô

 Liệu pháp thể thực khuẩn (Bacteriophage Therapy) là một trong những thành tựu khoa học từng được các nhà khoa học Liên Xô phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây. Song, những gì mà thế giới biết đến về công nghệ sinh học nổi tiếng này của Liên Xô còn quá ít.

Sau khi bị tai nạn vỡ mắt cá chân năm 1997, Alfred Gertler, một nhạc sĩ nhạc jazz bị nhiễm trùng nặng. Các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị đều không có hiệu quả vì mạch máu trong cơ thể hầu như không thể truyền thuốc đến với chỗ xương mắt cá bị vỡ của anh. Nguy cơ buộc phải cưa chân đã rõ. Thế nhưng, Alfred đã tìm được cho mình một vị cứu tinh, đó là liệu pháp thể thực khuẩn của Viện nghiên cứu Vi sinh Eliava ở Tbilisi, thủ đô Grudia - nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Tại Viện nghiên cứu này, vết nhiễm trùng của anh đã được các bác sĩ điều trị khỏi hẳn chỉ sau ba ngày bằng liệu pháp thể thực khuẩn.

Thể thực khuẩn không phải là phát hiện mới. Từ năm 1915, nhà vi khuẩn học người Anh Frederick Twort đã phát hiện ra những thể thực khuẩn đầu tiên. Đây là một dạng virus có thể gây bệnh; đồng thời cũng có thể tiêu diệt vi trùng cần loại bỏ. Trong những năm 1920 và 1930, việc sử dụng "virus chữa bệnh" (bản chất của liệu pháp thể thực khuẩn) trong y học đã được nhiều bác sĩ Mỹ áp dụng trong điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của nhiều loại thuốc kháng sinh được coi là sử dụng đơn giản và hiệu quả hơn sau đó đã dẫn đến việc từ bỏ điều trị lây nhiễm bằng các sản phẩm thể thực khuẩn ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu.

Ở Liên Xô, liệu pháp thể thực khuẩn đã được sử dụng rộng rãi để chăm sóc y tế, điều trị nhiễm trùng. Viện nghiên cứu Vi sinh Eliava được thành lập từ năm 1923 ở Tbilisi, là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu và phát triển những phương pháp điều trị bằng liệu pháp thể thực khuẩn thời Liên Xô cũ. Bắt đầu từ những năm 1940, Viện nghiên cứu Eliava đã phát triển được một số phương pháp điều trị bằng thể thực khuẩn. Những chế phẩm điều trị nhiễm khuẩn được sản xuất trên quy mô công nghiệp phục vụ việc chữa bệnh cho người dân trên toàn lãnh thổ Liên Xô trước đây. Quân đội Liên Xô rất coi trọng việc nghiên cứu và phát triển những liệu pháp thể thực khuẩn, bởi nó mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhiễm trùng do các vết thương và vết bỏng, cũng như trong phòng chống dịch bệnh đường tiêu hóa trong quân đội.

Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều hãng công nghệ sinh học trên thế giới đã ra sức chạy đua để sớm đưa ra thị trường những loại chế phẩm sử dụng thể thực khuẩn. Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Vi sinh Eliava vẫn được đánh giá là "cái nôi" bào chế ra những chế phẩm thể thực khuẩn hàng đầu thế giới hiện nay. Nhiều công ty dược phẩm của Mỹ, Ấn Độ... cũng đang nghiên cứu thể thực khuẩn để điều trị nhiều căn bệnh vi khuẩn như: lao, vi khuẩn gây nhiễm độc thức ăn.

Trong nhiều năm qua, việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã làm xuất hiện ngày càng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bị nhờn thuốc và phương pháp điều trị bằng thể thực khuẩn có khả năng khắc phục được vấn đề này.

( Theo Vũ Anh // Báo Hà nội mới Online )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Đột phá trong nghiên cứu vaccine phòng, chống HIV
  • Dụng cụ phẫu thuật thông minh
  • Phát hiện ra hai nhân tố gây ung thư tuyến vú
  • Mỹ nghiên cứu thiết bị kết nối não với máy móc
  • Lactate liên quan đến sự lão hóa của não người
  • Lần đầu tiên nuôi cấy thành công gan mô hình nhỏ
  • Biện pháp mới: Thử máu mẹ, xác định giới tính thai sớm
  • Phát hiện chủng virus lớn, phức tạp nhất thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị