Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỗi ngày não người xử lý tới 34 GB dữ liệu

Trong thời đại thông tin bùng nổ như vũ bão hiện nay, bộ não của chúng ta đạt tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin trung bình 2,3 từ/mỗi giây – tương đương khoảng 100.500 từ mỗi ngày. Tuy hằng ngày chúng ta có thể không chủ động nghe hoặc đọc hết 100.000 từ, nhưng bộ não thu nhận khối lượng thông tin đồ sộ thông qua nhiều kênh khác nhau từ báo chí, phát thanh, truyền hình, Internet, email, tin nhắn, trò chuyện qua điện thoại di động... Nếu tính luôn thông tin dưới dạng hình ảnh như phim video, trò chơi trên Internet, mỗi ngày “trung tâm chỉ huy cơ thể” tiếp cận khoảng 34 gigabyte (GB) thông tin – tương đương 1/5 lần dung lượng của một chiếc máy tính xách tay hiện nay.

Nghiên cứu của Đại học California ước tính tổng lượng từ “tiêu thụ” ở Mỹ đã tăng hơn gấp đôi, từ 4.500 nghìn tỉ năm 1980 lên 10.845 nghìn tỉ vào năm 2008. Con số ước tính này không bao gồm lượng từ khi dân Mỹ trò chuyện với nhau. Tổng lượng thông tin tiêu thụ từ truyền hình, máy tính và các phương tiện truyền thông khác ở Mỹ năm 2008 ước đạt 3,6 zettabyte (3,6 triệu GB). Theo giáo sư Roger Bohn, đồng tác giả nghiên cứu, đây chỉ mới là lượng thông tin từ những hoạt động ngoài công việc, nếu gộp luôn thông tin từ công việc mà bộ óc phải xử lý thì con số sẽ lớn hơn nhiều.

Các nhà nghiên cứu cho rằng quy mô thông tin và sự bùng nổ các nguồn thông tin đang làm thay đổi hành vi và tư duy của chúng ta. Tình trạng bộ não bị quá tải thông tin, theo giáo sư Roger, thậm chí được cho có thể dẫn tới những thay đổi trong cấu trúc não bộ. “Có một hệ quả thấy rõ là khả năng chú ý của chúng ta đang bị “chặt” thành quãng ngắn và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng tư duy sâu. Nói cách khác, suy nghĩ của chúng ta trở nên rời rạc và hời hợt hơn”, giáo sư Roger nhấn mạnh. Các chuyên gia thần kinh học Mỹ lo ngại nếu lượng thông tin não bộ tiếp cận tiếp tục gia tăng có thể gây ra những hệ lụy trầm trọng đối với sự phát triển nền văn minh nhân loại trong tương lai.

Trong khi đó, chuyên gia thần kinh học Colin Blakemore của Đại học Oxford (Anh) cho rằng bộ não con người có thể phát triển và gia tăng kích cỡ tùy thuộc vào mức độ được sử dụng. Việc tiếp cận và xử lý luồng thông tin mới sẽ giúp não người sản sinh thêm nhiều tế bào thần kinh, qua đó giúp gia tăng khả năng xử lý thông tin. Não bộ chúng ta đặc biệt ở chỗ là nó không chỉ có một mà nhiều trung khu chịu trách nhiệm xử lý và lưu trữ thông tin. Trong tương lai, chính những trung tâm này sẽ trải qua quá trình tiến hóa.

 

(Theo LONG CHÂU/Sunday Times, Daily Mail/CT)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • “Vũ khí” mới chống lão hóa
  • Gen giúp ức chế sự hình thành chất béo trắng
  • Ấn Độ phát triển phương pháp mới tạo nội tạng
  • Sử dụng tế bào gốc của máu người để tiêu diệt HIV
  • Bệnh dịch lây từ người qua động vật
  • Hai năm nữa có thể cấy ghép dạ con
  • 5 tiến bộ y học đột phá trong thập kỷ
  • Dùng phẫu thuật để điều trị bệnh cao huyết áp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị