Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những scandal tồi tệ trong lịch sử y học thế giới

Phải nói ngay rằng, khi xã hội phát triển thì ở lĩnh vực nào cũng còn tồn tại những bất hợp lý nhưng một khi diễn ra trong lĩnh vực y tế thì hậu quả thật khó lường, bởi không chỉ gây thiệt hại vật chất mà còn gây chết người, gây mất niềm tin, ảnh hưởng trực tiếp đến thanh danh ngành y, lĩnh vực mà lâu nay được mọi người tôn vinh là cao quý. Đề cập mặt trái này, tạp chí HealthMad của Mỹ vừa cập nhật, giới thiệu một số vụ scandal mang tính nghiêm trọng.

Vụ nhiễm độc Heparin

Tháng 3/2008, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã ra thông báo thu hồi toàn bộ thuốc làm loãng máu do hãng Baxter International sản xuất, vì FDA phát hiện thấy nguyên liệu dùng để sản xuất heparin nhập khẩu từ Trung Quốc bị nhiễm độc. Nguyên liệu này là của Công ty Scientific Protein Laboratories (SPL), Mỹ, chi nhánh Trung Quốc sản xuất không qua kiểm duyệt của FDA hoặc chứng nhận an toàn do FDA Trung Quốc cấp vì công ty này không đăng ký tư cách là hãng dược phẩm mà hoạt động dưới tư cách là hãng sản xuất hóa chất.  Về phần mình, SPL đã thu gom heparin từ nhiều nguồn như dưới dạng chất dẫn xuất porcine intestine-dirived heparin từ liên danh Changzhou Techpool, Ruihua Biomedical Products và một số cơ sở sản xuất mang tính gia đình nhỏ lẻ khác. Phần lớn những cơ sở này đều có trang bị sản xuất không hợp cách và từ chối cho thanh tra. Qua điều tra đã phát hiện thấy hợp chất chondroitin sulfate đã được thay đổi về mặt hóa chất, đây là chất bổ sung trong thực phẩm được sản xuất từ sụn động vật, được dùng để điều trị bệnh thấp khớp và không hề có tính năng chống đông máu. Cơ quan điều tra của Mỹ cho biết, nguyên nhân gây nhiễm độc heparin là do lạm dụng quá nhiều chondroitin sulfate và đây cũng là kịch bản cố ý làm giả chứ không phải sai lầm mang tính tình cờ trong quá trình chế biến, như vậy chi phí sản xuất sẽ rẻ hơn ít nhất 90% so với thuốc thật. Hậu quả, thuốc làm loãng máu này đã được dùng ở 11 quốc gia là Canada, Australia, Đức, Nhật, Pháp... Riêng tại Mỹ có ít nhất 81 người bị thiệt mạng và theo báo cáo thì hàng trăm trường hợp khác bị dị ứng nghiêm trọng. Đây là một trong số những sự cố có liên quan đến an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm của Trung Quốc sản xuất trong hai năm trở lại đây, kể cả đồ chơi, thuốc đánh răng và thức ăn chăn nuôi nhiễm độc mà gần đây dư luận đã nhắc đến.

Vụ Cutter Incident

Cutter Incident là tên gọi cho vụ scandal nói về loại vaccin chống bại liệt. Theo đó, năm 1955 Công ty dược phẩm Cutter Larabarotories (CL) ở Berkeley Mỹ là một trong số hãng dược phẩm được chính phủ Mỹ cấp phép sản xuất một loại vaccin chống bại liệt mới không hoạt hóa FoMaldehyda, nhưng sản phẩm của CL lại không đạt chất lượng. Nói cụ thể hơn là không mang tính hoạt hóa triệt để, không thể tiêu diệt được virut gây bại liệt (poliovirus) và ngay trong vaccin này có chứa virut sống nên rất nguy hiểm cho con người. Ngay lập tức người ta đã phải thu hồi toàn bộ số vaccin đã phát hành nhưng có trên 400.000 liều được tiêm cho học sinh. Trong số này có 120.000 học sinh gặp phản ứng bất lợi, 40.000 phát triển triệu chứng thể nhẹ, 200 phát triển bại liệt và ít nhất 10 ca tử vong. Vụ scandal là tiêu điểm của vụ kiện diễn ra năm 1957 và bị quy là thiếu trách nhiệm, chỉ phải đền bù về mặt tài chính. Quyết định của toà án dấy lên sự tranh luận trong dư luận. Đây là tiền lệ nguy hiểm gây hậu quả cho đến tận hôm nay, bằng chứng, chính Mỹ vẫn phải dùng vaccin của Anh, Bỉ, Pháp sản xuất hơn là vaccin chính Mỹ sản xuất ra.

Thảm họa Elixir Sunfanilamide

Elixir Sunfanilamide là vụ nhiễm độc hàng loạt xảy ra tại Mỹ năm 1937. Nguyên thủy, đây là loại thuốc dạng viên và bột, dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn Steptococcal rất có hiệu quả, nhưng vào tháng 6/1937, Harold Watkins - người đứng đầu hãng thực phẩm S.E Massengill Co. (SEM) ở Mỹ đã tạo ra một loại thuốc dưới dạng dịch siro trong đó có sử dụng diethylene glycol (DEG) là dạng dung môi và bổ sung thêm chất tạo mùi từ quả mâm xôi, gọi là thuốc Elixir Sunfanilamide. Đáng tiếc, công thức mới nói trên đã không được kiểm nghiệm tính độc tố theo quy định an toàn của chính phủ, trong khi đó diethylene glycol là một hóa chất làm lạnh rất nguy hiểm cho con người. Tháng 9/1937, SEM đã chính thức hóa thương phẩm Elixir Sunfanilamide, một tháng sau Hiệp hội Y học Mỹ (AMA) nhận được phản hồi từ khách hàng cho biết có rất nhiều người tử nạn cho dùng dược phẩm nói trên và ngay lập tức Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã ra lệnh thu hồi toàn bộ số thuốc nói trên, nhưng đến khi thu hồi đã có trên 100 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là trẻ em do co giật và bại thận. Khi việc bại lộ, chủ hãng đã phát biểu một cách vô trách nhiệm "Chúng tôi đã cung cấp cho thị trường một sản phẩm mang tính hợp pháp, chuyên nghiệp, còn hậu quả thì ai mà đoán trước được ...", còn cha đẻ của  thuốc này Harold Watkin khi nhận được nguồn tin trên đã quyên sinh. Sau vụ scandal nói trên, Chính phủ Mỹ đã phải ban hành đạo luật liên bang về thuốc - thực phẩm vào năm 1938, trong đó có yêu cầu các hãng sản xuất dược phẩm phải tiến hành các phép thử test an toàn cho bất kỳ sản phẩm nào mà họ sản xuất ra và bắt buộc phải có phê duyệt của FDA mới được phép đưa ra lưu thông.

Vụ scandal ép bán thận ở Ấn Độ

Gurgaon Kidney là tên gọi của một vụ scandal tầm cỡ quốc tế xảy ra tại Ấn Độ mới đây, theo đó vào ngày 24/1/2008, cảnh sát đã phát hiện ra một đường dây ép buộc bán thận xảy ra tại bệnh viện của bác sĩ Amut Kumar Gurgaon ở ngoại ô New Delhi. Hầu hết những nạn nhân này đều là những người nghèo, cả tin với lời hứa tìm được những việc làm tốt, nhưng không ngờ họ lại là nạn nhân của những ca mổ ép buộc bán thận của mình. Nếu ai chống cự sẽ bị xử lý tức thì và được trả 50.000 rupees (1.250USD). Thông qua một cuộc phẫu thuật chóng vánh,  thận của họ đã được bán cho những người nước ngoài hoặc những người giàu có với giá cao gấp 10 - 40 lần giá gốc. Bị tấn công bất ngờ nên tất cả các thành viên ca mổ đã bị bắt, trong số này có cả các bác sĩ, y tá người nước ngoài. Ngoài ra, cảnh sát còn bắt giữ 5 người nước ngoài đang sống trong những khách sạn sang trọng ở gần đó để chờ được cấy ghép thận. Riêng Kumar - chủ bệnh viện là người đứng đầu đường dây buôn bán nội tạng nói trên đã nhanh chóng tẩu thoát, nhưng sau đó 2 tuần đã bị bắt giữ tại Nepan. Qua  điều tra, cảnh sát còn phát hiện ra một đường dây lớn trong đó có cả một số cảnh sát bị biến chất được trả 50.000 USD để giúp Kumar tẩu thoát. Kumar đã khai nhận, trong vòng thập kỷ trở lại đây y đã tiến hành phẫu thuật, bán trót lọt 500 - 600 quả thận và thu về hàng tỷ rupees.

(Theo KHẮC NAM // SK&ĐS // AP/ HealthMad, 12/2009)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Khôi phục tế bào thần kinh não bằng tế bào gốc
  • Liệu pháp mới: Chống ung thư bằng tế bào bạch cầu
  • Thuốc trị mụn cám chữa bệnh nghẹt mũi
  • Lượng chì trong máu cao gây bệnh ADHD ở trẻ
  • Nghiên cứu thành công thuốc chẩn đoán khứu giác
  • Axít béo Omega-3 giúp não bộ tập trung tư duy
  • Phân tử gây ức chế sự xơ cứng động mạch?
  • Vitamin D giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị