Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nuôi cấy thành công xương hàm từ tế bào gốc

 
Xương hàm vốn có cấu tạo phức tạp và kích thước lớn nhỏ khác nhau. (Ảnh: Internet)

Theo báo chí nước ngoài, các nhà khoa học đã lần đầu tiên sử dụng tế bào gốc để nuôi cấy thành công một phần xương hàm, một cấu tạo xương phức tạp có kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Thành công này mở ra hy vọng không chỉ giúp điều trị bệnh viêm khớp đặc biệt mà còn có thể giúp điều trị các vấn đề khác liên quan đến xương.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Colombia đã được cộng bố trên tạp chí Viện khoa học Mỹ. Theo đó, cấu tạo xương được tổ hợp trong phòng thí nghiệm chính là Temporomandibular joint-CPO (một loại Khớp thái dương hàm). Các vấn đề liên quan đến khớp nhiều khả năng là do thiếu hụt bẩm sinh, viêm khớp hoặc bị tổn thương.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào gốc trong tủy sống của người cấy vào một cơ quan, hình thành hình dáng rõ nét của xương hàm thông qua hình ảnh kỹ thuật số của người bệnh. Sau đó họ sử dụng một thiết bị phản ứng sinh học được thiết kế đặc biệt để nuôi cấy tế bào.

Thiết bị phản ứng này có thể khiến các cơ quan đã trưởng thành thẩm thấu vào các thành phần dinh dưỡng có hàm lượng tinh khiết cao giúp cho sự sinh trưởng tự nhiên của cấu tạo xương. Kỹ thuật mới này còn có thể áp dụng vào các phần xương khác của bộ phận đầu và cổ, bao gồm cả xương đầu và xương gò má-một bộ phần rất khó cấy.

Dùng phương pháp này để tạo ra xương người lớn nhỏ khác nhau phù hợp cho phẫu thuật có thể sẽ giúp thay đổi khả năng phẫu thuật chỉnh hình trong tương lai, chẳng hạn việc điều trị bệnh ung thư hoặc những tổn hại nghiêm trọng sau khi bị chấn thương.

Thách thức lớn nhất mà các nhà khoa học phải đối mặt là tìm phương pháp hợp thành cấu tạo xương có thể cung cấp máu. Điều này sẽ rất dễ dàng liên kết với sự cung cấp máu của động mạch chủ. Một chuyên gia cho biết trước khi cấu tạo xương mới được áp dụng cho người bệnh thì vẫn còn rất nhiều khâu cần phải hoàn thành.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà khoa học đang phải đối mặt chính là làm thể nào để tổ hợp được một khúc xương có kích thước vừa đủ, bởi điều này rất quan trọng trong điều trị cho những bệnh nhân thiếu hụt xương. Hiện tại các nhà khoa học đã tổ hợp được xương có hình dạng chính xác cao, thành công này sẽ đóng góp đáng kể cho y học hiện đại./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

 

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc
  • Phát hiện tế bào não điều phối trí nhớ
  • Biện pháp mới điều trị ung thư thận
  • Thế giới virus gây bệnh cho người
  • Phát hiện mới về nguyên nhân bệnh cao huyết áp
  • Sử dụng vật liệu nano chẩn đoán nhanh ung thư
  • Tảo xanh có khả năng chữa được bệnh mù
  • Cách thức mới giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị