Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ống kim tiêm tự phân hủy

Với mục đích ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua việc dùng chung kim tiêm, một nhà khoa học người Anh vừa chế tạo ra loại kim tiêm tự phân hủy sau mỗi lần sử dụng.

Nhà khoa học Marc Koska đã làm việc suốt 27 năm để ngăn chặn việc tái sử dụng kim tiêm. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người vẫn dùng chung ống kim tiêm hoặc tái sử dụng kim tiêm cho lần sau. Điều đó làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, việc tạo ra loại ống kim tiêm tự phân hủy là điều vô cùng quan trọng. Loại kim tiêm tự phân hủy K1 ra đời từ đó.

Cấu tạo của ống kim tiêm K1 khá đơn giản. Nó gồm một vòng nhỏ nằm phía trong xi-lanh. Một pittong được thiết kế đặc biệt sao cho chỉ có thể rút lên một lần, nếu tiếp tục kéo pittong nhiều lần về phía sau, pittong sẽ tự động bị vỡ, ngăn cản việc tái sử dụng.

Công nghệ này khá đơn giản, nó chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trên khuôn đúc xy-lanh tại các nhà máy sản xuất là có thể sản xuất hàng loạt ống kim tiêm dùng một lần và tự phân hủy.

Tuy nhiên, K1 chỉ được dùng một lần nên ước tính chi phí sản xuất K1 khá lớn. Hiện nó được sử dụng trước tiên ở các nước phát triển, nơi có đủ kinh phí để sản xuất hàng loạt loại kim tiêm khác biệt này.

>Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới ( WHO), trên thế giới mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người chết vì các bệnh lây truyền qua việc sử dụng lại hoặc dùng chung kim tiêm. Những đối tượng nghiện ngập dùng chung kim tiêm trong những lần trích thuốc. Hơn thế, một số bác sĩ còn dùng lại kim tiêm để tiêm nhiều lần cho các bệnh nhân.

(Theo Tiền phong // Gizmag)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị