Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện chất gây ung thư trong nước uống

Gần đây, có thông tin Đài Loan thu hồi nửa triệu chai nước uống dạng giải nhiệt được pha thêm DEHP có thể gây ung thư, phá vỡ tuyến nội tiết và làm thay đổi lượng hóc-môn trong cơ thể. Vậy xin hỏi DEHP là chất gì? Làm sao phát hiện được chất này? Trần Thanh Nghị (Thanh Xuân, Hà Nội).

Cấu trúc hóa học của DEHP. Ảnh: OPC.

DEHP (di-2-ethylhexyl phthalate), đôi khi được gọi là DOP (phthalate di-octyl) đã được sử dụng các sản phẩm từ những năm 1930. Đây là loại hóa chất tạo độ dẻo thường sử dụng trong ngành nhựa. Chất này được thêm vào đồ nhựa để làm mềm và biến chất nhựa thành nhựa dẻo.

Tại các quốc gia châu Âu, người ta đã cấm dùng các chất phtalate trong việc chế tạo đồ chơi cho trẻ do trẻ thường đưa đồ chơi vào miệng, nhất là trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Tại Pháp, từ năm 1999 đến năm 2000, các sản phẩm đồ chơi làm từ nhựa bị ngưng lưu hành nếu chứa trên 0,1% các dẫn xuất của phtalate (DINP, DIDP, DEHP, DBP, DNOP, BBP) mà thông dụng nhất là DINP, DEHP.

Nghiên cứu tại ĐH Rochester (Mỹ) cho thấy, việc phơi nhiễm với những hóa chất này làm tăng nguy cơ dị tật cơ quan sinh dục ở bé trai. Các nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy phtalate có thể gây rối loạn hormone làm tổn thương quá trình sinh sản. Chất DEHP chỉ có thể phát hiện qua kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm có đủ điều kiện kỹ thuật.

Hầu như các phòng thí nghiệm hóa hữu cơ này có máy phân tích sắc khí đều có thể thực hiện xét nghiệm truy tìm chất DEHP.

Việc phân tích và xác định chất này mất tối thiểu khoảng 4 giờ. Giá xét nghiệm một mẫu khoảng trên một triệu đồng (đối với mẫu lẻ), còn xét nghiệm với số lượng lớn thì giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Một số địa chỉ phòng thí nghiệm có thể xét nghiệm DEHP: Viện Công nghệ môi trường, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội; Trung tâm nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững, 334 Nguyễn Trài, Thanh Xuân, Hà Nội; Các phòng thí nghiệm của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1, 2, 3.

TS Trần Hồng Côn
Khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia HN

(Theo Đất Việt)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Mười điều kinh ngạc về não người
  • Trẻ ngủ nhiều có khả năng tăng trưởng chiều cao
  • Não người nhân tạo sẽ ra đời trong 10 năm tới
  • Nghe nhạc cổ điển giúp cho trẻ sơ sinh giảm áp lực
  • Nấm đuôi gà có thể chữa ung thư tiền liệt tuyến
  • Có liên quan giữa chất độc da cam và ung thư thận
  • Anh phát hiện gen KLF14 liên quan đến béo phì
  • Thuốc lá có thể làm thay đổi ADN của bào thai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị