Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà khoa học Mỹ vừa nghiên cứu phát triển một loại thiết bị cảm biến nhỏ xíu có thể giúp phát hiện các độc tố gây ra căn bệnh ung thư, mặc dù với lượng rất nhỏ, hay theo dõi hiệu quả các loại thuốc điều trị căn bệnh này trong các tế bào sống của cơ thể người.
Kết quả nghiên cứu này, được đăng tải trên Tạp chí "Nature Nanotechnology", đã giúp các nhà khoa học có một thiết bị mới để xác định một số loại hóa chất trong cơ thể con người.
Nhà khoa học Michael Strano của Học viện công nghệ Massachuset cho biết thiết bị này thậm chí còn nhỏ hơn nhiều so với một tế bào sống trong cơ thể con người. Vì thế, nó có thể được đặt vào những vị trí mà các thiết bị cảm biến khác lớn hơn không thể tiếp cận được.
Thiết bị được làm bằng ống nano cácbon, sau đó được phủ ADN. Có thể tiêm thiết bị mới này vào tế bào sống một cách an toàn do nó được bọc bởi các ADN. Tế bào sẽ "nuốt" lớp prôtêin phủ ngoài và "nhả" thiết bị ra. Thiết bị phát huỳnh quang có thể phát hiện trong một dải quang phổ, trong khi các mô của người không phát sáng trong dải quang phổ này. Tín hiệu đèn thay đổi khi thiết bị tương tác với ADN bên trong tế bào và những thay đổi này giúp các nhà khoa học xác định phân tử lạ.
Hiện nay, các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu sử dụng vật liệu nano để phát triển những phương pháp mới đưa thuốc vào cơ thể hay cải tiến việc chẩn đoán bệnh.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:
“Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” là chủ đề hội thảo khoa học do Hoffmann La Roche, và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Mặc dù lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 8/5 của các nhà khoa học Mỹ cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn còn mang lại hiệu quả cao hơn.
Hãng điện tử gia dụng Phillips vừa công bố một phát kiến mới trong việc ứng dụng kỹ thuật siêu âm vào lĩnh vực điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
Một nghiên cứu mới cho biết, nguyên nhân của những bệnh về huyết áp là do bộ não, chứ không phải là những vấn đề liên quan đến tìm, thận hay mạch máu.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học Úc đã đưa thuốc trực tiếp vào tế bào ung thư bằng công nghệ nano. Hiệu quả điều trị đã được chứng minh trên động vật linh trưởng. Theo dự kiến, việc thử nghiệm trên con người sẽ được thực hiện vào cuối năm nay
Các kỹ sư và khoa học gia của Canada vừa phát triển một robot với xúc giác khá nhạy cho phép các bác sĩ thực hiện những ca vi phẫu thuật ở não người.
Các nhà nghiên cứu Anh vừa cảnh báo, những người gầy có thể vẫn béo ở bên trong và chịu các rủi ro do mỡ bên trong bao quanh các bộ phận quan trọng.
“Không ai phải chịu đau đớn, dù đó chỉ vết châm đầu ngón tay”. Xuất phát từ ý tưởng đó, người ta vừa chế ra máy đo lượng đường trong máu bằng tia hồng ngoại. Chỉ 10 giây là có kết quả và không đau..