Các nhà khoa học Mỹ đã bước vào giai đoạn cuối trong nỗ lực chế tạo loại thuốc có khả năng ngăn chặn sự biến mất của ký ức. Nó sẽ là vũ khí lợi hại trong cuộc chiến chống các bệnh liên quan tới suy giảm chức năng não.
Trong quá trình tìm hiểu bệnh béo phì, các nhà khoa học của Đại học
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, axit oleic trong thực phẩm giàu chất béo được chuyển hóa thành một hợp chất có tên oleoylethanolamide (OEA) ở phần trên của ruột non. OEA không chỉ gửi tín hiệu "no" và "ngấy" tới não, mà còn tạo nên quá trình củng cố trí nhớ (trong đó ký ức ngắn hạn được chuyển thành ký ức dài hạn).
Giáo sư Daniele Piomelli, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết OEA kích hoạt quá trình củng cố trí nhớ ở vùng amygdala (chịu trách nhiệm củng cố những ký ức mang tính cảm xúc). Đây là vùng có hình dạng giống quả hạnh thuộc thùy điều khiển thời gian trong não.
"Nói một cách đơn giản thì OEA giống như một chất keo có khả năng giữ chặt trí nhớ trong não", Piomelli giải thích. Ông cho rằng chính OEA đã giúp người tiền sử ghi nhớ những nơi có nhiều thức ăn và nước. Xét về mặt tiến hóa, nó là công cụ quan trọng của người tiền sử và các loài động vật có vú khác.
Mặc dù chất béo chiếm tỷ lệ khá lớn trong khẩu phần ăn của người hiện đại, song điều tương tự không xảy ra ở thời nguyên thủy. Trên thực tế, tổ tiên của chúng ta hiếm khi được ăn những thứ giàu chất béo. "Nhớ vị trí có thức ăn ngon là một việc cần thiết đối với nỗ lực sinh tồn của người tiền sử. Chẳng có gì lạ khi động vật có vú cũng sở hữu khả năng này", Piomelli nói.
Giáo sư Piomelli cho biết, thuốc có tác dụng giống như OEA đang được thử nghiệm với người. Trước đó, ông và cộng sự đã thử nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy khả năng ghi nhớ dài hạn của chuột tăng lên rõ rệt. Nếu thử nghiệm trên người thành công, nhân loại sẽ có vũ khí mới trong cuộc chiến chống lại các bệnh suy giảm trí nhớ, chẳng hạn như Alzheimer.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com