Thụy Sĩ vừa xây dựng một phòng thí nghiệm sinh học đầu tiên chuyên nghiên cứu các loại virus gây bệnh nguy hiểm chưa có thuốc chữa như ebôla, HIV, virus gây hội chứng suy hô hấp cấp tính SARS, virus gây cúm A/H5N1, cúm A/H1N1.
Phòng thí nghiệm mới nằm trong khu đô thị Spiez thuộc bang Bern của Thụy Sĩ. Khi đi vào hoạt động vào năm 2011, phòng thí nghiệm ở Spiez sẽ có tên trong danh sách 30 phòng thí nghiệm loại này trên thế giới.
Với mục tiêu đảm bảo an toàn tối đa, những nhân viên vào làm việc tại phòng thí nghiệm phải đi qua rất nhiều tầng hầm an ninh và phải được khử trùng khi ra khỏi trung tâm nghiên cứu. Nơi đây còn được trang bị hệ thống đặc biệt để lọc sạch không khí, nước và rác thải.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Ueli Maurer nhấn mạnh các phần tử khủng bố có thể sử dụng virus làm vũ khí sinh học để tấn công bất kỳ quốc gia nào, và điều này là cực kỳ nguy hiểm.
Với phòng thí nghiệm mới, Thụy Sĩ sẽ có khả năng phản ứng nhanh và độc lập khi bùng phát dịch bệnh hay khi bị tấn công bằng vũ khí sinh học.
Ngoài việc thành lập trung tâm nghiên cứu riêng, Thụy Sĩ cũng có kế hoạch phối hợp với Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) trong việc đối phó với các dịch bệnh nguy hiểm này./.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:
“Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” là chủ đề hội thảo khoa học do Hoffmann La Roche, và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Mặc dù lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 8/5 của các nhà khoa học Mỹ cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn còn mang lại hiệu quả cao hơn.
Tập đoàn dược phẩm Quảng Châu và khoa nghiên cứu thảo dược thuộc Học viện y khoa Trung Quốc ngày 21/6 công bố kết quả nghiên cứu bản đồ khung hệ gen cây đan sâm.
Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki và hai phòng thí nghiệm của Nhật Bản vừa nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cấy tế báo gốc đa năng (iPS) cho con người một cách tự động.
Viện nghiên cứu sinh học hiện đại thuộc trường Đại học Keio ở thành phố Tsuruoka, tỉnh Yamagata, cùng với trường Đại học California, Los Angeles (UCLA), Mỹ đã tìm ra phương pháp phát hiện bệnh ung thư bằng cách phân tích thành phần nước bọt.
Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận một xét nghiệm virus HIV tiên tiến, có thể giúp kìm hãm sự lây lan của virus HIV bằng cách phát hiện loại virus này sớm nhất, ngay trong thời điểm bệnh nhân vừa bị lây nhiễm.
Thời gian gần đây, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc (TBG) vào chẩn đoán, chữa bệnh ở Việt Nam là một trong những trọng tâm được các cơ quan nghiên cứu, bệnh viện triển khai trên diện rộng. Đến nay, nước ta đã có thể cấy ghép TBG tạo máu lấy từ tủy xương, ghép TBG tạo máu được huy động từ tủy xương ra máu ngoại vi, ghép TBG tạo máu từ máu dây rốn trẻ sơ sinh... Tuy nhiên, để có những thành công đó là một sự nỗ lực lớn của các nhà khoa học hiện đại.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản, do giáo sư Toru Miyazaki của trường Đại học Tokyo đứng đầu, đã phát hiện ra loại protein dẫn xuất tiểu thực bào (AIM) có khả năng làm tiêu mỡ trong cơ thể.
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện đa khoa bang Massachusetts (Mỹ) vừa nuôi cấy thành công gan nhân tạo trong phòng thí nghiệm bằng cách lợi dụng tế bào gan chuột.
Theo một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của "Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ" số ra tháng 6/20101, những người hút thuốc lá có nồng độ cao vitamin B6 và một lượng axít amino nhất định ít có nguy cơ hơn mắc các triệu chứng ung thư phổi hơn so với những người thiếu các chất dinh dưỡng này.