Tháng 6.2009, ca ghép tim nhân tạo không dây, có tên AbioCor, đầu tiên được thực hiện thành công. Cho đến nay, quả tim, thực chất hệ thống bơm cơ – điện tử, chưa lỡ nhịp nào.
1. Quả tim
Bộ phận lắp ở ngực này là trung tâm của hệ thống. Nó gồm hai khoang tách biệt bằng một vách ngăn. Vách ngăn này có cấu tạo như một đĩa hai lớp, đàn hồi được, tương tự như hai mặt trống. Bên trong vách ngăn, là dung dịch silicon và một bơm điện nhỏ, quay ở tốc độ 10.000 vòng/phút. Bơm sẽ đẩy dung dịch vào khoang trái hoặc phải của vách ngăn. Dưới áp lực của dung dịch, các mặt của vách ngăn sẽ phồng lên hoặc xẹp xuống, tương tự như sự co bóp của cơ tim để đẩy máu đi.
2. Cơ chế đập
Mỗi bên của vách ngăn sẽ hoạt động theo lối tuần tự, nghĩa là khoang trái đẩy, rồi khoang phải hút. Cơ chế làm việc này hoàn toàn khác với trái tim bình thường, các bên hoạt động đồng thời.
3. Nguồn điện
Nguồn điện lấy từ bên ngoài, gắn trên đai bụng của người bệnh. Nó bảo đảm hoạt động trong vòng 4 – 5 giờ.
4. Truyền năng lượng
Thiết bị truyền năng lượng không dây (TET) có khả năng xuyên qua da để sạc điện cho pin điện bên trong cơ thể bệnh nhân.
5. Pin sạc bên trong
Bảo đảm hệ thống vận hành ổn định và liên tục trong 40 phút khi thay pin ngoài. Pin này được nạp điện qua thiết bị TET.
6. Kiểm soát
Trong khi phẫu thuật, thiết bị kiểm soát điện tử được cấy vào bụng bệnh nhân để kiểm soát hoạt động của toàn hệ thống, kể cả nhịp tim.
(Theo Phi Giao // SGTT Online)
* Năm 1952, ca mổ tim hở đầu tiên thành công, với một trái tim cơ học bên ngoài. * Trung bình, trong 70 năm đời người, quả tim đập hơn 2,5 tỉ lần, tương đương 100.000 lần/ngày. * Mạch máu con người dài 100.000km. Mỗi ngày, khoảng 7.500 lít máu được bơm. * Tim nhân tạo AbioCor do công ty AbioMed sản xuất, với kích thước bằng trái nho, nặng 1kg. Giá thành khoảng 75.000 USD và chi phí phẫu thuật khoảng 175.000 USD. |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com