Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm ra thuốc chữa ung thư sau bữa ăn tối cùng nhau

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bữa ăn tối giữa hai nhà khoa học Australia và Đức là giáo sư Phil Robinson và Volker Haucke đã đưa tới bước đột phá trong ngành y khoa thế giới trong điều trị và chữa khỏi căn bệnh ung thư cũng như những căn bệnh gây nguy hiểm tính mạng con người khác.

Ý tưởng về việc sử dụng các loại thuốc kháng virus nhằm ngăn chặn các căn bệnh gây chết người như ung thư, HIV và Ebola, hiện đang được nhóm các nhà khoa học của hai nước tiến hành thử nghiệm, được hình thành trong một bữa ăn tối giữa hai vị giáo sư tại thành phố San Francisco, Mỹ cách đây 3 năm về trước.

Đây có thể được coi là một cuộc cách mạng thực sự trong y khoa và đem lại hy vọng cứu sống hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.

Nhắc lại câu chuyện 3 năm trước, giáo sư Robinson nhớ lại: "Khi đó chúng tôi cùng thảo luận về cách thức làm sao tìm kiếm một phân tử có thể chận đứng các chất như virus xâm nhập vào các tế bào cơ thể con người. Cả hai đều chợt nhận ra là có rất nhiều quan điểm tương đồng."

Giáo sư cho biết thêm ngay sau đó cả hai thống nhất sẽ hợp tác cùng nghiên cứu và nếu một khi thành công, nghiên cứu trên sẽ là bước đột phá nhằm đối phó với hầu hết các căn bệnh nguy hiểm truyền nhiễm bởi virus.

Trước đó, giáo sư Haucke, thuộc trường Đại học Freie tại thủ đô Berlin, đã xác định được hai siêu phân tử trong tổng số 20.000 loại khác mà ông tin là có khả năng sẽ ngăn chặn được các virus xâm nhập vào tế bào con người.

Trong quá trình hợp tác, giáo sư Robinson đã trực tiếp liên hệ với giáo sư Adam McCluskey thuộc trường Đại học Newcastle, Sydney, một chuyên gia hàng đầu về phát triển dược phẩm, để phát triển hai phân tử trên thành dạng thuốc.

Tác dụng của các loại thuốc kháng virus là nhằm ngăn chặn sự phát triển và nhân bào đối với các virus độc hại trong cơ thể con người. Tuy nhiên, hy vọng của các nhà khoa học là loại thuốc mới trên có thể ngay lập tức ngăn chặn từ điểm phát tác đầu tiên của các virus khi xâm nhập vào các tế bào và nếu những con virus đó không có khả năng tái tạo, chúng sẽ tự tiêu hủy.

Bước tiếp theo của nghiên cứu là thử nghiệm khả năng ứng dụng và độ an toàn khi sử dụng trên các loài vật thí nghiệm trước khi thử nghiệm đối với các bệnh nhân. Giáo sư Haucke đánh giá khả năng thành công là rất lớn, tuy nhiên quá trình ứng dụng thành công ở người mới là kết quả cuối cùng.

Ông cũng hy vọng nghiên cứu sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới, cùng góp sức thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng đối với loại thuốc mới này.
 
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Thấy siêu kháng thể chống lại chủng virus cúm A
  • Giảm 80% thời gian điều trị cho bệnh nhân ung thư
  • Xem phim 3D gây ra hiện tượng căng và mỏi mắt
  • Dùng quá nhiều công nghệ gây tâm lý bất mãn
  • Phương pháp mới giúp dự báo nguy cơ sảy thai
  • Uống càphê không giúp gia tăng tư duy sáng tạo
  • Dùng axit folic làm tăng khả năng có con sinh đôi
  • Axít folic giúp giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị