Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vai trò của khoa học - công nghệ đối với phát triển vắc-xin phòng bệnh

Hệ thống lên mem sản xuất Vắc-Xin viêm gan B tại tổ hợp của công ty Vắc-xin và sinh phẩm y tế.  
Ở nước ta, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các vắc-xin phòng và kiểm soát các bệnh nguy hiểm đã được quan tâm, đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Các bệnh có vắc-xin dự phòng như: bạch hầu- uốn ván- ho gà, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản có tỷ lệ mắc và chết giảm hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Bốn cơ sở trong nước sản xuất vắc-xin là: Polyvac, Ivac Viện Pa-xtơ TP Hồ Chí Minh và Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 (thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) luôn bảo đảm cung cấp đủ vắc-xin  phòng bệnh cho nhân dân.
 
Ðể có kết quả đó, khoa học và công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở đã được thực hiện nhằm nghiên cứu hoặc tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vắc-xin và  sinh phẩm phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các cơ sở trong nước đã thành công trong việc tiếp thu chuyển giao công nghệ, triển khai từ các đề tài nghiên cứu và phát triển (R&D) đến các dự án sản xuất thử và triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp. Trong 15 năm gần đây, với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH & CN), Bộ Y tế, các cơ sở nghiên cứu sản xuất vắc-xin trong nước đã thành công trong việc nghiên cứu triển khai và đưa vào sản xuất hàng loạt các sản phẩm là kết quả  của các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về nghiên cứu phát triển các vắc-xin mới mà Việt Nam chưa sản xuất được. Như công nghệ sản xuất và hiệu quả của Bộ sinh phẩm chẩn đoán HBsAg Micro-Elisa và vắc-xin viêm gan B từ huyết tương người. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản và bộ sinh phẩm xác định vi-rút viêm não Nhật Bản và sốt dengue. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất vắc-xin tả uống. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất kháng huyết thanh phòng bệnh dại. Nghiên cứu tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin phòng bệnh thương hàn.

Những kết quả của các đề tài nghiên cứu này tiếp tục được sự tài trợ của Bộ KH & CN phát triển thành dự án sản xuất thử nghiệm ở quy mô bán công nghiệp, đã hoàn thành nghiệm thu xuất sắc và đồng thời nhận được Giải thưởng VIFOTEC.  Sau khi được Bộ Y tế cấp Giấy phép lưu hành, các vắc-xin này được đưa vào sử dụng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia để tiêm miễn phí cho trẻ em dưới năm tuổi. Tổng số các vắc-xin cung cấp cho chương trình lên đến hàng chục triệu liều mỗi năm (tính từ năm 1997) đến nay. Ðây là một thành tựu về khoa học công nghệ đáng được trân trọng và tự hào vì Việt Nam đã tự sản xuất được hầu hết các loại vắc-xin thiết yếu, đem lại hiệu quả to lớn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phát huy những thành tích đã đạt được, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ sinh học và phát triển các vắc-xin mới như công nghệ tế bào, công nghệ tái tổ hợp ADN, công nghệ vắc-xin cộng hợp... Cùng với sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh mới, các yêu cầu mới của Tổ chức Y tế thế giới về việc đổi mới công nghệ đối với các vắc-xin được sản xuất bằng công nghệ cũ, các cơ sở nghiên cứu sản xuất vắc-xin trong nước tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Bộ KH & CN, Bộ Y tế để tiến hành nghiên cứu phát triển một số vắc-xin mới. Các cơ sở sản xuất đã nghiên cứu tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin viêm gan A và viêm gan B tái tổ hợp, làm cơ sở thuận lợi cho việc tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp từ Hàn Quốc. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản từ chủng Beijing-1 (theo xu hướng hiện nay của thế giới vắc-xin này sẽ cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn do có miễn dịch chéo và hiệu suất cao hơn vì vậy có thể giảm được giá thành sản phẩm). Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin sởi sống giảm độc lực, đây là vắc-xin duy nhất trong chương trình TCMR mà Việt Nam chưa sản xuất được và cũng để tạo tiền đề cho việc tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin sởi từ Viện Kitasato (Nhật Bản). Từ năm 2009, vắc-xin sởi do POLYVAC sản xuất bắt đầu được cung cấp cho chương trình TCMR. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc-xin bại liệt bất hoạt IPV. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin Hib-Cộng hợp phòng bệnh viêm màng não mủ và viêm phổi cấp tính ở trẻ em (một bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em). Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin dại trên tế bào Ve-ro để thay thế vắc-xin Fuenzalida sản xuất trên não chuột ổ (Bộ Y tế đã quyết định ngừng sản xuất do vắc-xin Fuenzalida gây ra nhiều phản ứng không mong muốn). Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin Ro-ta sống uống giảm độc lực phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin cúm A(H5N1)  trên tế bào thận khỉ tiên phát, trên tế bào Ve-ro và trên trứng gà có phôi. Nghiên cứu sản xuất vắc-xin cúm A(H1N1) bằng  cách tiếp cận các công nghệ khác nhau: tế bào thận khỉ tiên phát; trên trứng gà sạch có phôi; trên tế bào Ve-ro; trên tế bào phôi gà một lớp.

Với những đầu tư thích đáng về KH & CN trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các vắc-xin mới đã đem lại sự thành công trong việc chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho người dân. Chủ động cung cấp đủ vắc-xin và sinh phẩm cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khống chế tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh này gây ra, tiến tới thanh toán các bệnh này hoàn toàn trong tương lai. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện sự thành công về khoa học, các cơ sở trong nước tiếp thu các công nghệ mới và hiện đại nhất để sản xuất các loại vắc-xin và sinh phẩm y tế; có được dây chuyền sản xuất vắc-xin hiện đại, theo kịp được trình độ sản xuất vắc-xin trên thế giới; có  hệ thống nhà xưởng thiết bị đáp ứng được các tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế Thế giới. Ðồng thời đào tạo được một đội ngũ khoa học kỹ thuật có thể làm chủ các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại của thế giới. Ngoài ra, chúng ta tự túc hoàn toàn việc cung cấp các vắc-xin này trong nước, tiết kiệm ngoại tệ. Giá thành vắc-xin sản xuất trong nước giảm ít nhất bốn lần so với nhập khẩu và như vậy có thể phổ cập tiêm phòng rộng rãi cho người nghèo. Vắc-xin Việt Nam có thể được xuất khẩu và đem lại nhiều nguồn thu lớn cho đất nước. Nâng cao khả năng cạnh tranh của vắc-xin trong nước qua việc thống nhất sản xuất và tiêu thụ.

(Theo Trung Hiếu/NDĐT)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu dễ mắc Alzheimer
  • Triclosan trong xà phòng có thể ảnh hưởng thai nhi
  • Đồ chơi có thể giúp trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ
  • Đi xe đạp nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tinh trùng
  • Ăn ít rau quả dễ mắc bệnh tiểu đường và béo phì
  • Phát hiện về mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh tim
  • Chế tạo thành công thận nhân tạo có thể cấy ghép
  • Đi bộ giúp làm chậm triệu chứng bệnh Alzheimer
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị