Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viên thuốc thông minh

Tập đoàn điện tử Philips (Hà Lan) đã chế tạo thành công một loại thuốc thông minh có chứa bộ vi xử lý siêu nhỏ, pin, máy phát sóng vô tuyến không dây, bộ phận đẩy và khoang chứa thuốc cho phép bơm thuốc vào một khu vực nhất định trong cơ thể bệnh nhân.

Hãng tin Reuters dẫn công bố từ hãng Philips cho biết sau khi được uống, viên nhộng iPill sẽ đo lượng a-xít bằng thiết bị cảm biến để xác định vị trí của nó trong ruột và sau đó phóng thuốc. Việc bơm thuốc đúng nơi sẽ giúp các bác sĩ cho liều nhẹ hơn, giảm được các tác dụng phụ gây khó chịu cho bệnh nhân. Hiện giới y khoa đã sử dụng các viên thuốc thông minh cho việc chẩn đoán bệnh, nhưng thiếu khả năng mang theo thuốc như các viên nhộng thông thường. Sự ra đời của iPill là một bước phát triển mới trong lĩnh vực này.

Robot biểu lộ cảm xúc

Các nhà khoa học Anh đã trình làng một loại robot có khả năng biểu lộ cảm xúc bằng nét mặt, mở ra hướng đi mới cho việc phát triển dòng robot có thể làm bạn với con người. Theo dự án do Đại học West of England hợp tác với Đại học Bristol, Jules là loại robot đầu tiên có thể nhăn mày nhíu mặt như người nhờ vào “cơ mặt” được làm từ hợp chất có độ đàn hồi đặc biệt, gọi là Flubber. Thậm chí, báo Telegraph (Anh) đưa tin robot này có thể tự động bắt chước các trạng thái cảm xúc như buồn, vui, lo lắng của người đối diện. Sau khi dùng máy quay ghi lại những phản ứng trên, robot sẽ sắp xếp lại từng điểm nhỏ và truyền lệnh đến hệ thống cơ vận động điện tử nhỏ xíu trên mặt robot. Các nhà khoa học hy vọng robot Jules có thể giúp phát triển dòng robot làm bạn với người lớn tuổi hoặc đồng hành với các nhà du hành vũ trụ trong các sứ mệnh dài ngày.
Trái đất tiến dần vào kỷ Băng hà

Trái đất đã từng trải qua những đợt giá lạnh kéo dài trong suốt hàng tỉ năm lịch sử và kỷ Băng hà đang trên đường lặp lại một khi trái đất thay đổi quỹ đạo và trục theo lịch trình tự nhiên của nó. Đó là kết luận của 2 nhà khoa học Thomas Crowley (Đại học Edinburg, Scotland) và William Hyde (Đại học Toronto, Canada) dựa vào mô hình xây dựng trên máy tính nhằm khám phá bí mật các giai đoạn ấm lên và lạnh đi của hành tinh xanh. Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature, dù sự thay đổi quỹ đạo và trục diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng tác động của nó kéo dài hàng trăm ngàn năm sau đó. Dự tính, lần chuyển đổi kế tiếp sẽ xảy ra từ 10.000 đến 100.000 năm tính từ thời điểm hiện nay. Đợt giá lạnh sẽ gây ra tình trạng đóng băng kéo dài, bao phủ châu Âu, châu Á và khu vực Bắc Mỹ đến vĩ tuyến 45 – 50 bằng một lớp băng dày. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc thải các khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm thiểu tình trạng giá lạnh, nhưng đây không phải là lý do bào chữa hay khuyến khích thói quen có hại trên. Tình trạng ấm lên toàn cầu do khí thải công nghiệp gây ra có thể nhấn chìm phần lớn trái đất dưới mặt nước biển trước khi kỷ Băng hà kế tiếp xảy ra.

 

( theo Thanhnien online )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị