Các nhà khoa học
Anna Tampieri, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Học viện kỹ thuật khoa học vật liệu gốm sứ Italy, cho biết sở dĩ nhóm chọn gỗ để làm xương nhân tạo vì nó gần với cấu trúc vật lý của xương tự nhiên là xốp chứ không đặc như xương làm bằng kim loại hay nhựa. Khi được cấy ghép vào bên trong cơ thể, các mô xương sẽ bám vào xương nhân tạo dễ dàng hơn, chắc chắn hơn. Nhờ thế, nó thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn và ít có nguy cơ bị gãy trở lại hơn.
Để tạo ra loại xương mới thay thế xương thật, các nhà khoa học bắt đầu từ việc chọn những khúc gỗ tốt từ cây sồi đỏ, cây mây hay cây gỗ lát. Sau đó, họ nung nóng gỗ cho tới khi tất cả những gì còn lại chỉ là carbon thuần chất, thành phần cơ bản của than củi. Tiếp theo, người ta phun phủ canxi lên carbon tạo thành canxi cacbua. Những bước xử lý hóa lý tiếp theo sẽ biến canxi cacbua thành hợp chất hydroxyapatite carbon có thể dùng để cấy ghép vào cơ thể như một loại xương nhân tạo.
Toàn bộ qui trình này mất khoảng 1 tuần và tốn khoảng 850 USD/khối gỗ cần xử lý. 1 khối gỗ tạo ra 1 khúc xương nhân tạo.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh họ có thể tạo ra xương theo bất kỳ kích cỡ hay hình dạng nào.
Hiện nay, xương nhân tạo làm từ gỗ đã được thử nghiệm trên cừu. Phải mất vài năm nữa mới ứng dụng xương nhân tạo mới trên người.
Trong thời gian chờ đợi đó, người ta có thể ứng dụng loại vật liệu mới chịu được nhiệt độ cao và sức ép cơ học vào nhiều lĩnh vực khác như chế tạo tàu vũ trụ, tua bin cho các nhà máy phát điện hay động cơ máy bay…
(Theo Tố Uyên (Theo Discovery) // Báo Bình Định )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com