Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đẩy mạnh nội địa hóa

Chủ trương phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã có từ 10 năm nay. Song, “giấc mơ” nội địa hóa lại không dễ dàng thực hiện, dù trên thực tế, cơ hội không phải ít. 

Nếu phân loại theo quá trình hình thành sản phẩm, nhà sản xuất thành phẩm sẽ đặt hàng nhà cung cấp các bộ phận, song, đối tượng này lại là khách hàng của các nhà chế tạo linh kiện. Rõ ràng trong quy trình này có nhiều khoảng trống để doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia. Xét trong ngành công nghiệp ô tô, một chiếc xe hoàn chỉnh được cấu thành bởi 5.000 chi tiết. Vấn đề đặt ra ở đây là nên chăng, Việt Nam chỉ chọn một vài chi tiết để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thay vì có được chiếc ô tô nội địa hóa hoàn toàn?

Theo đại diện Mercer Consulting, công ty tư vấn của Mỹ trong lĩnh vực tài chính, nhân sự, sản xuất…., giá trị gia tăng của một chiếc ô tô thường nằm ở các thiết bị phụ trợ (chiếm từ 50 đến 70%), trong khi các nhà sản xuất, lắp ráp xe chỉ chiếm 30 – 50% và xu hướng này sẽ còn thay đổi (với lợi thế nghiêng về các hãng phụ trợ) trong giai đoạn 2015 – 2020. Do đó, để “nội địa hóa” ngành này, không chỉ đơn thuần tác động vào nhà sản xuất ô tô, mà còn nằm ở các nhà sản xuất và cung ứng nguyên, vật liệu cấu thành (các sản phẩm phụ trợ).

Đánh giá về mức độ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, ông Jetsusaburo Hayashi, Phó chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM cho rằng, xét về tỷ lệ nội địa hóa, Việt Nam vẫn đứng sau một số quốc gia trong khu vực, trong đó có Thái Lan. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định, trên thực tế, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không những góp phần vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho DN Việt Nam khi liên kết với các đối tác có thế mạnh như DN Nhật Bản.

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư tại Triển lãm về ngành công nghiệp phụ trợ lần 4 tại TP.HCM do JETRO phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức, có thể dễ dàng nhận thấy, nhu cầu về đối tác cung ứng linh kiện là không nhỏ. Cụ thể, đại diện Phòng Nội địa hóa của Công ty Liên doanh Toyota Việt Nam cho biết, mỗi năm, Toyota Việt Nam xuất xưởng khoảng 3.000 xe và đa phần linh, phụ kiện đều phải nhập khẩu. Vì thế, Toyota đang tìm kiếm các DN nội địa cung cấp linh, phụ kiện tại chỗ để chuẩn bị cho lộ trình năm 2018, khi sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường ô tô theo cam kết Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

Tương tự như Toyota, Công ty Nidec Tosok (Nhật Bản) đang hoạt động tại TP.HCM với sản phẩm chính là hộp số tự động trong ô tô (hiện chủ yếu phục vụ xuất khẩu). Tuy nhiên, để tạo ra hộp số hoàn chỉnh, ngoài một số linh kiện tự sản xuất, Nidec Tosok đang tìm các DN cung cấp 200 linh kiện cấu thành sản phẩm trên.

Tuy tiềm năng cho ngành công nghiệp phụ trợ không nhỏ, nhưng trên thực tế, các tên tuổi trong ngành này đều chưa quan tâm đến thị trường Việt Nam

Theo ông Võ Quang Huệ, Giám đốc điều hành Công ty Robert Bosh Việt Nam (sản xuất dây chuyền lực cho hộp số tự động trong ô tô), vấn đề quan trọng với các nhà cung cấp linh kiện (hay bộ phận cho một sản phẩm) là đầu ra. “Để cạnh tranh về giá cả, các hãng phải có được những đơn đặt hàng từ vài trăm nghìn sản phẩm trở lên, thay vì chỉ vài chục nghìn”, ông Huệ nói.

Vì thế, đại diện Mercer Consulting cho rằng, để tăng tỷ lệ nội địa hóa, các quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn thu hút đầu tư, phải “trải thảm đỏ” cho các DN phụ trợ nước ngoài, song điều này cũng không đơn giản vì họ đã chuyên môn hóa và chỉ cần đặt nhà máy ở một số nơi là đã có thể cung cấp cho thị trường toàn cầu. Do đó, điều quan trọng là tạo những cơ chế thông thoáng và hiểu được điều đối tác cần. Theo đó, trong số 15 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa địa điểm sản xuất của các DN có tiếng trong ngành công nghiệp phụ trợ, thì chi phí sản xuất, chi phí nhân công và trình độ nhân viên là 3 yếu tố quan trọng nhất. 

(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Đưa hoạt động sản xuất và kinh doanh phân bón vào nền nếp
  • Cây bông vải "tìm đường" sang Campuchia
  • Trung Quốc sẽ vẫn thống lĩnh thị trường đất hiếm?
  • Công nghiệp 8 tháng: Sự đảo ngược của 2009
  • Ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi mạnh mẽ
  • Mạnh tay với tranh mua mía nguyên liệu
  • Phát triển ngành lô-gi-stíc ở Việt Nam
  • "Thị trường in ấn Việt Nam đang có nhiều hứa hẹn"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container