Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dồn sức cho công nghiệp phụ trợ

Chỉ có công nghiệp phụ trợ mới tạo được nền tảng cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng tại VN, tăng tỉ lệ nội địa hóa, đặt nền móng để phát triển công nghiệp ô tô

Vì sao công nghiệp ô tô VN ì ạch? Rất dễ thấy rằng thiết kế chiến lược ô tô của VN chưa tính đầy đủ đến công nghiệp phụ trợ, thế nên chỉ có lắp ráp.

Chấm dứt bảo hộ

Do bảo hộ quá lâu, liên doanh được hưởng ưu đãi thuế đánh rất cao đối với ô tô nhập khẩu nên họ cứ nhập linh kiện về (được ưu đãi thuế) mà lắp ráp tại VN rồi bán với giá rất cao. Được bảo hộ rồi, các liên doanh còn đâu động lực đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ để thực hiện cam kết nội địa hóa.

Mà không thực hiện thì cũng chẳng bị sao cả, nên khi doanh nghiệp VN tham gia lĩnh vực này cũng không được hỗ trợ bởi nền tảng công nghiệp phụ trợ nào, buộc phải lắp ráp là chính.

Dể có công nghiệp ô tô, phải phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ô tô sử dụng thiết bị, linh kiện trong nước, đồng thời Nhà nước phải tạo thêm sức ép cạnh tranh bằng thuế đánh vào bộ linh kiện nhập khẩu.

Như vậy quyền lợi người tiêu dùng mới được bảo đảm. Lâu nay, người tiêu dùng VN phải hy sinh quyền lợi rất nhiều qua việc mua ô tô với giá cao, trong khi đó chất lượng xe lắp ráp trong nước không bằng xe nhập khẩu.

Nếu chúng ta vẫn duy trì thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cao thì các liên doanh thủ lợi, thậm chí cứ mon men tăng giá theo tỉ giá, luôn gây bất lợi cho người tiêu dùng. Cách đây mấy năm, một lãnh đạo Bộ Tài chính từng tuyên bố không thể mãi hy sinh lợi ích người tiêu dùng nhưng trong thực tế, lợi ích người tiêu dùng vẫn cứ tiếp tục bị “xâm hại”.


Người tiêu dùng VN lâu nay phải hy sinh quyền lợi rất nhiều qua việc mua ô tô với giá cao. Ảnh: T.THẠNH

Giải quyết mâu thuẫn trên bằng cách không cho nhập ô tô nguyên chiếc, lý do là hạ tầng không đáp ứng, sẽ gây kẹt đường? Cách làm này là lợi bất cập hại vì ngay cả khi không nhập khẩu, ô tô được lắp ráp trong nước cũng đã rất nhiều.

Thêm nữa, vấn đề hạ tầng là chuyện khác, phải phát triển hạ tầng tương ứng với nhu cầu thực tế chứ không thể đổ lỗi nhiều ô tô quá, thiếu đất và buộc người dân phải mua ô tô với giá cao. Dân có chi tiền nhiều đến mấy đi nữa, chỉ người bán xe được lợi, tiền đó không được đầu tư vào làm hạ tầng. Cho nên, chính sách phải đi từ mong muốn cuộc sống của người dân được cải thiện chứ không phải hạn chế nhu cầu, quyền lợi của họ.

Ổn định thuế, chống chuyển giá

Chính sách thuế không nên thay đổi nhiều. Mọi lần điều chỉnh chính sách thuế, lợi ích vẫn vì nhà sản xuất - kinh doanh chứ người tiêu dùng không được gì, đó là chưa nói đến việc không ít chính sách ra đời bởi sự lobby (vận động hành lang) của các nhóm kinh doanh.

Về chuyển giá, chúng ta có thể kiểm soát được. Các nước thành viên WTO đều quy định tính thuế trên cơ sở giá hợp đồng ký giữa các doanh nghiệp, đó là giá giao dịch chứ không phải biểu giá do Nhà nước áp đặt. Hải quan có thể biết được giá doanh nghiệp giao dịch với nhau là bao nhiêu hoặc so sánh với điều kiện thị trường, mức hợp lý ở thị trường mà doanh nghiệp nhập khẩu để tính ra mức tương đương.

Ngành hải quan hoàn toàn làm được điều này vì hiện nay ngành hải quan và thuế các nước đều đã ký các hợp tác chống gian lận thương mại; không phải ngẫu nhiên WTO quy định tính thuế dựa trên cơ sở giá hợp đồng, trên cơ sở các cơ quan Nhà nước đã có cam kết và hợp tác chống gian lận.

Đừng vội chọn dòng xe chiến lược quốc gia !

Bộ Công Thương đang trình đề xuất về dòng xe chiến lược quốc gia. Vội vã gì mà đưa ra chiến lược như vậy, nhất là đối với ô tô - sản phẩm có tính cạnh tranh rất cao, sức cạnh tranh thị trường rất mạnh đối với các nước xung quanh.

Thái Lan có ngành công nghiệp phụ trợ rất tốt, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng vậy. Phải tính toán và tiên liệu xem ô tô chiến lược nước ta làm ra có cạnh tranh nổi với sản phẩm của các đối thủ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay không rồi hãy chọn và bắt tay vào làm.

(Theo Phạm Chi Lan // Nguoilaodong Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- Đi dần vào ổn định
  • Sản xuất giấy tăng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội
  • Công nghiệp phụ trợ: Đột phá từ khâu chính sách
  • Sản xuất công nghiệp và sức tiêu dùng 11 tháng phục hồi mạnh
  • Công nghiệp phụ trợ: 10 năm vẫn chưa lớn
  • Kích hoạt ngành công nghiệp phụ trợ
  • Ðóng góp quan trọng của sản xuất công nghiệp
  • Nhóm hàng công nghiệp: “Đầu tàu” của xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container