Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vận động thành lập Hiệp hội cá sấu Việt Nam

Cá sấu đang được nuôi tại một trang trại. Ảnh: Minh Tâm

Hiện Việt Nam có khoảng gần 600.000 cá sấu được nuôi mỗi năm với hình thức nhỏ lẻ, chưa có ngành công nghiệp sản xuất da cá sấu và sản phẩm từ các sấu có chất lượng cao, vì vậy, việc thành lập Hiệp hội cá sấu Việt Nam (VietCroc) là cần thiết vào thời điểm này.

Đó là một phần thông tin được ông Tôn Thất Hưng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn cá sấu Hoa Cà đã gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin thành lập Hiệp hội cá sấu Việt Nam trong năm nay.

Theo ông Hưng, mặc dù tốc độ nuôi cá sấu của các nước phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây nhưng đa phần kỹ thuật gây nuôi chủ yếu theo phương pháp truyền thống, các cơ sở nuôi cá sấu ít có sự liên kết với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí còn mua bán, cạnh tranh thiếu lành mạnh gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp.

"Khi Hiệp hội cá sấu Việt Nam được thành lập sẽ hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, cung cấp thông tin, xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng cá sấu có chất lượng từ khâu giống đến thành phẩm xuất khẩu", ông Hưng nói.

Ngoài ra, theo ông Hưng, VietCroc sẽ giúp gắn kết từ gây nuôi đến chế biến, xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng cá sấu và nhờ đó, có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển ở châu Âu và châu Á, thay vì phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.

Nghề gây nuôi sinh sản cá sấu nước ngọt tại Việt Nam được hình thành cách đây gần 30 năm gồm cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), cá sấu nước mặn (C. porosus) có nguồn gốc từ tự nhiên, và cá sấu Cuba (C. rhombifer) được nhập từ Cuba.

Hiện cả nước có 27 tỉnh, thành có cơ sở nuôi cá sấu với số lượng gần 600.000 con, chủ yếu được nuôi tại các tỉnh phía Nam (24 tỉnh, thành), chiếm 90% tổng đàn cá sấu của cả nước. Trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 25.000-30.000 cá thể hoặc tấm da cá sấu với kim ngạch xuất khẩu từ 2,5 - 3 triệu đô la Mỹ.

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đẩy mạnh nội địa hóa
  • Đưa hoạt động sản xuất và kinh doanh phân bón vào nền nếp
  • Cây bông vải "tìm đường" sang Campuchia
  • Trung Quốc sẽ vẫn thống lĩnh thị trường đất hiếm?
  • Công nghiệp 8 tháng: Sự đảo ngược của 2009
  • Ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi mạnh mẽ
  • Mạnh tay với tranh mua mía nguyên liệu
  • Phát triển ngành lô-gi-stíc ở Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container